Những quan sát từ Đài thiên văn vũ trụ Hubble đã cho kết luận một ngôi sao không thể nặng hơn 150 lần mặt trời. Các nhà thiên văn hiện vẫn chưa có lời giải cho giới hạn vô hình này.
Hầu hết các ngôi sao trong vũ trụ có khối lượng nhẹ hơn mặt trời của chúng ta, và tồn tại trong hàng chục tỷ năm. Nhưng những chú lùn này không đủ lớn để tạo ra lượng đáng kể các nguyên tố nặng trong lò phản ứng hạt nhân của chúng. Những nguyên tố như vậy được sản xuất hàng loạt bởi những ngôi sao lớn hơn, hiếm hơn, cháy sáng rực và chết trẻ, chỉ sống vài triệu năm.
Song các nhà thiên văn không chắc chắn về độ lớn của các ngôi sao. Có giả thuyết cho rằng chúng không có giới hạn trên - nghĩa là chúng có thể lớn đến mức "va chạm dễ dàng" với các ngôi sao khác trong những chòm tinh tú đông đặc.
Những quan sát tin cậy nhất hiện nay cho thấy nhà vô địch về trọng lượng nặng khoảng 80 lần mặt trời. Tuy nhiên, một số quan sát khác lại cho thấy có thể có những ngôi sao bằng gấp 300 lần mặt trời của chúng ta. Song kết luận này có thể là ngộ nhận do ánh sáng của một vài ngôi sao ở xa hoà lẫn vào nhau.
Mới đây, Donald Figer, nhà thiên văn tại Viện khoa học thiên văn vũ trụ ở Baltimore, Maryland, đã tìm thấy một giá trị có thể là giới hạn trên về cân nặng của các ngôi sao. Ông đã sử dụng Hubble để quan sát khoảng 1000 ngôi sao trong chòm sao trẻ, nặng nhất của Dải Ngân hà - một tập hợp vài ngàn ngôi sao gần trung tâm của dải, có tên gọi Arches.
Độ sáng của những ngôi sao này, cùng với phổ của 50 thành viên trong số chúng đã tiết lộ thành phần nguyên tố cấu tạo nên các vì tinh tú. Kết quả xác nhận rằng không có ngôi sao nào nặng hơn 150 lần mặt trời của chúng ta. "Chúng tôi dự kiến sẽ tìm thấy một đám sao thật nặng, nhưng kết quả nhìn thấy là số 0. Đó là sự khác biệt lớn và chưa thể giải thích tại sao", Figer nói.
Pavel Kroupa, nhà thiên văn học tại Đại học Bonn, Đức cũng khám phá ra giới hạn tương tự trong một chòm sao ở gần đó. Kroupa cho rằng có thể là những ngôi sao nặng hơn từng tồn tại trong chòm sao Arches, nhưng đã chết. Theo ông, đơn giản là những ngôi sao nặng hơn 150 lần mặt trời có thể đã sụp đổ, dồn nén năng lượng vào trong các lỗ đen. Song Figer nghi ngờ kịch bản này.
Figer cho biết phát hiện trên có thể ảnh hưởng đến các mô hình về sự thành tạo và phân tán những nguyên tố nặng như ôxy và sắt trong vũ trụ.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Ngày 28/3, hai nhà du hành vũ trụ đã đi bộ ra ngoài Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để lắp đặt ba anten cho một tàu chở hàng mới của châu Âu và triển khai tiểu vệ tinh NanoSputnik
Các nhà khoa học Đức đã trở thành những người đầu tiên chụp được chân dung của một hành tinh ngoài thái dương hệ, không lâu sau khi hai nhóm nghiên cứu khác bắt được ánh sáng của những vật thể tương tự.
Các nhà thiên văn học vừa khám phá ra hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ mặt trời từ trước đến nay. Điều đáng chú ý là nó thuộc về một hệ mặt trời khác, có cấu trúc giống như chúng ta.
Sau một tuần hòanh hành, cơn bão từ (hay bão địa từ) đã chấm dứt. Tuy nhiên, các chuyên gia vật lý vẫn tiếp tục theo dõi nhiễu loạn địa từ để đưa ra dự báo khi cần thiết. Riêng đối với các đơn vị sử dụng phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị nhạy cảm với từ trường, Viện Vật lý Địa cầu sẽ có thông tin riêng.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++