Phát hiện hệ mặt trời thứ hai?

Các nhà thiên văn học vừa khám phá ra hành tinh nhỏ nhất ngoài hệ mặt trời từ trước đến nay. Điều đáng chú ý là nó thuộc về một hệ mặt trời khác, có cấu trúc giống như chúng ta.

Đây là hành tinh thứ tư quay quanh một ẩn tinh - cái xác siêu đặc, quay tròn của một ngôi sao già khổng lồ. Bao phủ lên ẩn tinh và các vệ tinh là một đám mây khí gas nóng, tích điện. Hành tinh mới được đặt tên là PSR B1257+12, nằm trong chòm sao Virgo, cách chúng ta khoảng 1.500 năm ánh sáng. Khối lượng của nó chỉ bằng 1/30 khối lượng mặt trăng. 

Các nhà thiên văn học phát hiện được hành tinh siêu nhỏ này là nhờ các xung năng lượng mà ẩn tinh tạo ra khi quay vòng. Hầu hết các ẩn tinh đều quay một cách chắc chắn và nhanh đến mức có thể sánh ngang với đồng hồ nguyên tử về độ chính xác. Do vậy, khi có hành tinh nào đấy xuất hiện quanh ẩn tinh, chúng ta sẽ cảm nhận được ngay những "gợn" xung năng lượng, bất kể hành tinh đấy bé đến đâu.

Hành tinh mới và hệ thống của nó giống hệ mặt trời một cách kỳ lạ, đặc biệt là về mặt khoảng cách giữa các hành tinh. Ba hành tinh đầu tiên trong quỹ đạo có tỷ lệ khoảng cách tương ứng với sao Thuỷ, sao Kim và Trái đất. Hành tinh thứ tư có quỹ đạo lớn gấp 6 lần hành tinh thứ ba, tương tự như vành đai sao giữa sao Mộc và sao Hỏa.

 

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++