Từ tháng 11.2008 đến nay, Viện Khảo cổ học đã tiến hành khảo cổ di chỉ hang Đông Trong (Vân Đồn, Quảng Ninh), phát hiện khu cư trú (cũng là khu mộ táng) của người tiền sử có niên đại khoảng 4000 năm tuổi.
Tiến sĩ Trình Năng Chung, trưởng đoàn khai quật cho biết, di chỉ này có giá trị về văn hóa và lịch sử, đóng góp những nhận thức mới về văn hóa tiền sử ở vùng duyên hải đông bắc.
Các nhà khảo cổ đã thu được hơn 2.000 di vật gồm đồ đá, gốm, xương và đồ trang sức. Đồ đá có rìu mài, bàn mài, rìu tứ giác nguyên thủy, hòn kê, hòn ghè... Ngoài một số kiểu hoa văn đồ gốm đặc trưng của văn hóa Hạ Long như văn đắp chỉ nổi với nhiều đường song song, hoặc kết hợp với hoa văn chữ S nằm ngang, văn khắc vạch trên mép miệng còn có một số hoa văn khác như văn thừng thô, văn in đập.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy dấu tích một số mộ táng cổ, phần nhiều không còn nguyên vẹn. Di cốt gồm những mảnh hộp sọ, mảnh xương răng quai hàm cùng nhiều xương chi khác được xếp đặt không theo tư thế giải phẫu. Có một số mảnh xương hàm và một số răng lẻ có dấu hiệu bị đốt cháy.
Có mộ táng di cốt được đựng trong những vò gốm có hoa văn thừng. Có di tích mộ được chôn theo một số đồ tùy táng như vòng tay, rìu mài lưỡi... Đặc biệt, có gần 200 hạt chuỗi làm bằng vỏ nhuyễn thể và vòng đeo tay mài nhẵn rất tinh xảo, có kích thước và cách chế tác giống những di vật đồng loại phát hiện được ở trong hang Bái Tử Long.
Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một vài cục thổ hoàng, một loại khoáng chất màu đỏ thường được cư dân tiền sử sưu lượm, nghiền nhỏ hòa với nước rồi bôi lên cơ thể người chết với quan niệm màu đỏ là màu của sự sống vĩnh hằng.
Nhiều hành tinh giống trái đất có điều kiện duy trì cho sự sống đang xoay quanh các vì sao trong thiên hà kế cận với chúng ta theo thông tin từ các nhà vật lý học thiên thể. Chúng vừa được phát hiện cách đây chưa lâu.
Nhiều hành tinh giống trái đất có điều kiện duy trì cho sự sống đang xoay quanh các vì sao trong thiên hà kế cận với chúng ta theo thông tin từ các nhà vật lý học thiên thể. Chúng vừa được phát hiện cách đây chưa lâu.
Các nhà khoa học Nhật Bản và Mông Cổ vừa khôi phục thành công bộ xương hoàn chỉnh bị hóa thạch của một con khủng long chưa trưởng thành từ 70 triệu năm trước đây.
Từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định loài người bắt nguồn từ châu Phi. Mãi gần đây, một cuộc nghiên cứu DNA mới cho thấy “Vườn địa đàng” - nơi xuất hiện những cư dân đầu tiên của loài người - tọa lạc ở phía Nam châu Phi, gần biên giới Namibia ngày nay.
Ngày 10.7, các nhà khoa học Ethiopia cho biết họ đã tìm thấy một số hóa thạch xương người cổ đại có niên đại cách đây khoảng từ 3,5 đến 3,8 triệu năm tại sa mạc A-pha, trong khu vực Dự án khảo cổ Woranso - Mille của nước này.
Những con rùa độc nhất vô nhị với lớp vỏ cứng như xương để che đậy và bảo vệ cơ thể nhưng ngoài chức năng đó, bên trong nó còn ẩn chứa bao điểu huyền bí thu hút rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++