Một con rùa có 2 đầu và 6 chân vừa được tìm thấy tại bờ biển Venice, bang California, Mỹ.
Con rùa thuộc giống rùa tai đỏ và được cho "sản phẩm bị lỗi" của một cặp song sinh. Nó nở ra vài tháng trước và được đặt tên là “Cheech” và “Chong”.
Todd Ray, người tìm ra con rùa lạ này, cho biết anh không thể phân biệt con rùa này là giống đực hay cái:“Thật khó để xác định giới tính khi con rùa này mới chào đời được vài tháng”.Nó ăn bằng cả hai đầu và có thể chạy rất nhanh.
Ray cho hay, việc chăm sóc con rùa này không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu động vật.
“Con rùa có hai đầu, với hai tính cách nên chúng phải chia sẻ với nhau nhiều thứ. Đó là nguyên nhân khiến con rùa thỉnh thoảng bị lật ngược sau đó lại quay trở lại bình thường”, Ray nói.
Ray nuôi con rùa trong một bể nước nông để tránh việc nó có thể bị ngạt nếu bị lật người. Bên cạnh đó, con rùa cũng phải đối mặt với nhiều bệnh như nhiễm khuẩn.
Một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào vừa được các nhà khoa học của chương trình bảo vệ động vật hoang dã và Tổ chức Birdlife International của Đông Nam Á khẳng định tồn tại.
Có một “đoàn quân đi nhờ” đã theo chân con người đến những vùng mới và làm biến đổi hệ sinh thái nơi đó. Dưới đây là 8 cuộc chiến ác liệt nhất với sinh vật xâm lăng mà con người đang đương đầu để bảo tồn hệ sinh thái.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Ngày 21-12, các nhà khảo cổ học công bố phát hiện hóa thạch của một loài khủng long ăn thịt mới ở phía bắc Trung Quốc, nó có lông phủ kín và dùng nọc độc của răng nanh làm tê liệt con mồi giống như loài rắn ngày nay.
Nghiên cứu về cách thức chim sẻ sử dụng hệ thống âm tiết để giao tiếp với nhau là một bước tiến gần hơn để hiểu được cách mà loài người phát triển và sử dụng vốn từ vựng. Sau khi nghiên cứu mạch thần kinh trong não chim sẻ Bengalese, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình cấu trúc các tế bào não trong trung khu phát âm của chim.
Vừa qua tại khu vực núi Phượng Hoàng, huyện Xích Thành, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, các nhà khảo cổ học Trung Quốc và Mỹ vừa phát hiện vết tích cổ nhất thế giới hiện nay của loài khủng long Deinonychus.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++