Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại mà cuộc sống dưới nước lần đầu tiên được khắc họa rõ nét qua những khuôn hình ấn tượng...
Một con chim cánh cụt nhảy từ một tảng băng để lặn xuống nước - Ảnh: Bankcroft Media
Bộ phim tài liệu có tên Oceans for Pathi đã mất bốn năm để sản xuất, với kinh phí lên đến con số chóng mặt chưa từng thấy cho một phim tài liệu: 45 triệu bảng Anh! Hơn 500 giờ phim chưa qua biên tập đã được thực hiện bởi các thợ lặn, những chiếc camera chịu nước đặc biệt được gắn chặt dưới đáy các con tàu… Thậm chí một chiếc trực thăng nhỏ cũng được huy động để có được những góc quay ấn tượng.
Giám đốc khoa học của bộ phim, Sephane Durand, cho biết: “Chúng tôi mơ ước được bơi cùng với những chú cá và cá heo, ghi nhận lại những hoạt động dưới nước của chúng bất kể nó diễn ra nhanh thế nào, và cả quá trình phát triển với những điệu múa của chúng nữa”.
Công việc lên kế hoạch kéo dài tận hai năm trước khi 15 người quay phim bắt đầu cuộc hành trình dưới nước của mình. Đoàn làm phim đã ghi hình 80 loại động vật biển như cá heo, cá voi, cua, rùa, mực ống… tại 50 địa điểm trên toàn thế giới. Oceans for Pathi sẽ phát hành rộng rãi vào ngày 27-1-2010.
Dưới đây là những hình ảnh sống động của cuộc sống dưới nước từ bộ phim Oceans for Pathi:
Khoảnh khắc tung người lên không của chú cá heo mỏ dài này do trực thăng có gắn camera bắt được
Chiếc trực thăng này đã bay suốt bốn giờ liền để ghi hình con cá voi
Với chiếc camera đặc biệt trong tay, người thợ lặn cẩn thận lách qua đàn sứa để ghi hình
Góc nhìn của đất: hàng chục con sam tụ tập trên bờ biển
Hải mã đang âu yếm con của mình
Những con chim biển lao thẳng xuống mặt nước tìm mồi
Hai con hải cẩu nhìn đối diện với ống kính camera
Hai con sư tử biển đang lượn lờ quanh chùm rong biển
Cuộc gặp thú vị: con cá voi xuất hiện dần trước ống kính từ màu xanh thẫm của đại dương
Pavan Sukhdev Giám đốc điều hành thị trường toàn cầu thuộc Ngân hàng Deutsche (Đức) và là trưởng nhóm sáng kiến nền kinh tế “xanh” của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo rằng các rạn san hô ở các đại dương trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng do nước biển ngày càng bị axit hóa và sự ấm lên toàn cầu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với các sinh vật biển và cuộc sống của con người...
Không phải tiến hành khoan thăm dò tràn lan, các nhà khoa học vẫn có thể tìm ra nguồn tài nguyên trong lòng biển, kể cả nước ngọt nhờ phương pháp ảnh điện 2D.
Axit hóa các đại dương đang là một “trái bom nổ chậm” nằm dưới lòng biển, đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống của các loài sinh vật biển và những cộng đồng dân cư sinh sống ở những vùng ven biển, một báo cáo mới đây của tổ chức Natural England (Anh) cảnh báo.
Trong một kết quả nghiên cứu đáng chú ý nêu lên những vấn đề mới về tác động của đi-ô-xít các-bon lên sự sống trong môi trường biển, các nhà khoa học tại Viện hải dương học Woods Hole (WHOI) rất bất ngờ cho biết một số sinh vật có vỏ cứng như cua, tôm thường và tôm hùm sản sinh nhiều vỏ hơn khi tiếp xúc với sự axit hóa đại dương do nồng độ đi-ô-xít các-bon khí quyển cao gây nên.
Ngày 29/9 vừa qua, những dấu vết hoá thạch của loài cá mập khổng lồ dài tới 16m đã được phát hiện tại Panama. Đây là loài cá mập cỡ lớn, giống như phiên bản của loài cá mập trắng hiện đại, có tên là Megalodon (Charcharocles megalodon).
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++