Sản phẩm KHCN: Nhiều rào cản trong cạnh tranh

 Sản phẩm KHCN trong nước khó cạnh tranh với sản phẩm ngoại dù đã nhanh chóng tiếp cận nghiên cứu chế tạo cải tiến công nghệ. Đây là bài toán khó đối với KHCN ứng dụng đời sống ở nhiều địa phương. 

 

Sản xuất manh mún khó cạnh tranh về giá cả 

1/ Một công ty hoa ở Đà Lạt nơi lai tạo thành công nhiều giống hoa quý trong đó có giống hoa cúc mới có tên là maliss. Giống hoa cúc xuất xứ từ Malaysia được nhân giống bằng phương pháp vô tính tại công ty.

Loài hoa này được công ty nhập về từ Malaysia và nhân giống vô tính thành công để trồng trên diện tích hàng ngàn mét vuông. So với các loại hoa cúc truyền thống khác tại Đà Lạt (mắt ngọc đại đóa tua xanh koyoku jimba…) giống maliss có nhiều đặc điểm nổi trội hơn: đường kính hoa rộng lõi dày cánh phân tia hình rẻ quạt tỏa mùi hương dìu dịu thân cây chắc thời gian sử dụng có thể lên tới 20 ngày. 

f
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì chưa ý thức được việc đổi mới công nghệ. Ảnh: Đức Toàn

Một kỹ thuật viên của công ty cho biết dù có nhiều lợi thế như vậy nhưng giống hoa được xếp vào loại hoa công nghệ cao nói trên vẫn phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hoa ngoại nhập.

Cái khó khi triển khai dự án là phải đi mua giống ở nước ngoài với giá rất cao và khi trồng được hoa thì bị hoa của các nước tràn vào nên gặp nhiều khó khăn. Hoa của Việt Nam có tính ưu việt đẹp tươi... nhưng do số lượng làm ra chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tính chuyên nghiệp chưa cao nên chưa cạnh tranh về giá cả được.  

2/ Theo Ths Trần Văn Khanh Phó Giám đốc một trung tâm KHCN của một trường đại học ởTP.HCM khó khăn của các trung tâm phát triển máy móc công nghệ cũng là khó cạnh tranh giá cả nhất là với hàng Trung Quốc. Bởi nhiều mặt hàng Trung Quốc dùng các linh kiện máy móc không chất lượng lại sản xuất hàng loạt nên giá thành sẽ thấp. Nhiều máy móc do trung tâm nghiên cứu sản xuất nhỏ lẻ thậm chí chỉ vài cái thử nghiệm nên thua xa trong cuộc cạnh tranh giá cả.  

Để tránh những điểm yếu này Ông Trần Văn Thanh cho biết trung tâm không ngại mời doanh nghiệp dùng thử sản phẩm để kiểm  tra chất lượng. Hướng dẫn miễn phí họ cách vận hành bảo trì… để người dân doanh nghiệp thấy những ưu thế của mình và chiếm lòng tin bằng chất lượng sản phẩm. Nhờ đó thị trường của trung tâm đã mở rộng sang một số nước láng giềng chứ không riêng các vùng miền trong nước. 

Đồng tình ý kiến này Giám đốc điều hành Công ty công nghệ mới SUNO kĩ sư Lưu Anh Tiến thẳng thắn: “Việc cạnh tranh giá cả công nghệ với nước ngoài là bài toán khó chứ không dễ vì nhiều công ty còn sản xuất nhỏ lẻ quá. Đấy là chưa kể nhiều linh kiện thậm chí con ốc mình còn phải nhập ngoại”.  

Chủ động bắt tay với doanh nghiệp 

1/ Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng nơi có đến 90% đề tài sau khi nghiệm thu (tính từ năm 2007 đến nay) được ứng dụng trong đó 100% các đề tài hỗ trợ doanh nghiệp đã được áp dụng đưa lại nhiều hiệu quả trong kinh doanh sản xuất.

PGĐ Sở KHCN TP Đà Nẵng TS. Ngô Thị Tuyết Nhung cho biết để đề tài sau nghiệm thu ứng dụng vào thực tế nhiều giúp ích cuộc sống các tác giả đề tài luôn lấy tiêu chí tính ứng dụng và sự cần thiết trong đề tài. Vào quý I mỗi năm Sở KHCN có hội nghị bàn giao mời tất cả các sở ban ngành doanh nghiệp liên quan đến đề tài cùng trao đổi để đối tác thấy được sự cần thiết của đề tài và có những góp ý đưa vào áp dụng. 

h
Ứng dụng khoa học mới giúp các doanh nghiệp sản xuất thành công hơn. Ảnh: Đức Toàn

Gần 1/3 trong số các đề tài khoa học kỹ thuật và công nghệ của Sở KHCN Đà Nẵng là do doanh nghiệp đồng tình bắt tay với các nhà khoa học thực hiện. Nhờ đó doanh nghiệp đổi mới công nghệ cải tiến phương pháp thiết bị ứng dụng vật liệu mới thay đổi thiết kế nâng cao năng suất lao động và gia tăng lợi nhuận. 

2/ Ở TP.HCM một đơn vị khoa học công nghệ tự chủ (TTTKNL) đã chủ động bắt tay với doanh nghiệp từ khá sớm. Kết quả là ra đời một nhà máy đã sản xuất tấm thu điện năng lượng mặt trời (solar panels) đầu tiên của Việt Nam. 

3/ Tuy nhiên không phải ở địa phương nào sản phẩm KHCN cũng phát triển cởi mở như ở các thành phố lớn TP.HCM Đà Nẵng…

Theo ông Võ Hữu Thiện Trung tâm Tiết kiệm năng lượng tỉnh Tiền Giang cho biết ai cũng biết muốn sản phẩm KHCN ứng dụng được vào đời sống thì phải bắt tay với doanh nghiệp. Bởi các nhà khoa học thì giỏi nghiên cứu chứ không giỏi thương mại buôn bán. Tuy nhiên ở trong cảnh các đơn vị làm KH ở ĐBSCL mới thấy hết cái khó cái khổ. Muốn bắt tay nhưng doanh nghiệp họ sẽ tránh hoặc dè dặt lắm. Cái chính là họ chưa tin sản phẩm của mình làm ra.

Đức Toàn

 

(Theo Vietnamnet)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++