Hệ đơn vị đo Trung Quốc (từ Hán 市制, Hán Việt thị chế, phiên âm Latin shi zhi) là hệ thống đo lường trong mua bán ở Trung Quốc xưa kia.
Lịch sử
Trung Hoa rộng lớn gồm nhiều vùng lãnh thổ, trải nhiều triều đại phong kiến và chế độ chính trị khác nhau. Quá trình tiến triển của hệ thống đơn vị đo ở một đất nước như vậy cũng phức tạp. Có sự không thống nhất khi so sánh các tài liệu khác nhau; ví dụ giữa các tài liêu phương Tây và các sách lịch sử ở Việt Nam.
Các đơn vị đo trong hệ thống cổ truyền ở Trung Quốc được tiêu chuẩn hóa trong thế kỉ 20 để chuyển đổi sang hệ quốc tế về đơn vị đo (SI). Nhiều đơn vị đo Trung Quốc còn dựa trên cơ sở 16 như cũ. Vào đầu thế kỷ 20, Hồng Kông không thuộc Trung Quốc và nằm ngoài sự cải cách này; ngày nay các đơn vị truyền thống vẫn được dùng cùng với các đơn vị SI và hệ đo lường Anh ở Hồng Kông.
Dường như những đơn vị SI không được đặt tên mới ở Trung Quốc. Tên gọi Trung Hoa cho hầu hết các đơn vị SI là dựa trên tên gọi đơn vị truyền thống có giá trị gần nhất. Khi cần nhấn mạnh đến hệ thống cũ được dùng thì người ta thêm chữ "thị" (市, shi), nghĩa là "chợ", trước tên đơn vị truyền thống; còn khi muốn nói thêm đến đơn vị SI, thêm chữ "công" (公, gōng), nghĩa là "chuẩn chung", vào trước.
Chiều dài
1 lí, 1 dặm (市里, li) = 15 dẫn = 500 m
1 dẫn (引, yin) = 10 trượng = 33,33 m
1 trượng (市丈, zhang) = 2 bộ = 3,33 m
1 bộ (步, bu) = 5 xích = 1,66 m
1 xích, 1 thước (市尺, chi) = 10 thốn = 1/3 m = 33,33 cm
1 thốn (1 tấc) (市寸, cun) = 10 phân = 3,33 cm
1 phân (市分, fen) = 10 li = 3,33 mm
1 li (市厘, li) = 10 hào = 1/3 mm = 333,3 µm
1 hào (毫, hao) = 10 si = 33,3 µm
1 ti (丝, si) = 10 hu = 3,3 µm
1 hốt (忽, hu) = 1/3 àm = 333,3 nm
Hồng Kông
1 xích (1 thước) (尺, chek) = 37,147 5 cm, chính xác
1 thốn (寸, tsun) = 1/10 thước = ~3,715 cm
1 phân (分, fan) = 1/10 thốn = ~3,715 mm
Diện tích
1 khoảnh (市顷, qing) = 100 mẫu = 66 666, 6 m²
1 mẫu (市亩 / 畝, mu) = 10 phân = 60 phương trượng = 666,6 m²
1 phân (市分, fen) = 10 lí = 66,6 m²
1 li(市里, li) = 6,6 m²
1 phương trượng (方丈, zhang²) = 100 phương xích = 11,11 m²
1 phương xích (方尺, chi²) = 100 phương thốn = 1/9 m²= 0,11 m²
1 phương thốn (方..., cun) = 1 111,1 mm²
Thể tích (của các hạt rời như ngũ cốc)
1 thạch (市石, dan) = 10 đẩu = 100 lít
1 đẩu (市斗, dou) = 10 thăng = 10 lít
1 thăng (市升, sheng) = 10 hộc = 1 lít
1 hộc (合, ge) = 10 chước = 0,1 lít
1 chước (勺, shao) = 10 cuo = 0,01 lít
1 toát (撮, cuo) = 1 ml = 1 cm³
1 toát bằng 256 hạt thóc [1], xem thêm chú thích. 1 thạch tương ứng với 59,2 kg.
Khối lượng
1 đảm (市担 / 擔, dan) = 100 cân = 50 kg
1 cân (市斤, jin) = 10 lượng = 500 g (cổ: 1 cân = 16 lượng)
Theo [1], catty xuất xứ từ kati ở Malaysia được định nghĩa là "một đơn vị đo khối lượng ở Trung Hoa và một số nước thuộc địa ở Đông Nam Á". Nó xấp xỉ 1 lb (pound) phụ thuộc vào quốc gia:
Malaysia, 1 catty = 604,79 g;
Thái Lan, 1 catty = 600 g;
Trung Hoa, theo [2] 1 catty (觢,斤) = 500 g.
Cân, 斤 hay jin và kan, có thể có chuyển đổi tùy theo các thời kì lịch sử khác nhau: 500 g (10 lượng), 250 g, 604,79 g và 600 g (16 lượng).
Khối lượng kim hoàn Hồng Kông
1 kim vệ lượng, 1 tael troy (金衡兩) = 37,429 g (chính xác)
1 kim vệ tiền, 1 mace troy (金衡錢) = 1/10 kim vệ lượng = 3,743 g
1 kim vệ phân, 1 candareen troy (金衡分) = 1/10 kim vệ tiền = 0,374 g
Thời gian
1 nhật (日, ri) = 12 thời canh = 96 khắc = 1 ngày (24 h)
1 thời canh (时辰, shi chen) = 8 khắc = 2 giờ = 2 h
1 khắc (刻, ke) = 60 phân = 15 phút = 15 min
1 phân (分, fen) = 15 giây = 15 s
Từ sau năm 1645 (trừ các năm từ 1665 đến 1669), các chuyển đổi tương đương về thời gian trên đây là đúng. Nhưng trước năm 1645 (bắt đầu triều đại Thanh), ngoại trừ một số giai đoạn ngắn, chuyển đổi là như sau:
1 nhật (日, ri) = 12 thời canh = 100 khắc
1 thời canh (时辰, shi chen) = khắc = 8 khắc 20 phân
Khảo dị
Theo trang mạng [2] có các khác biệt. Tuy nhiên các đơn vị đo tại trang đó không đề chữ Hán gốc. Chúng được ghi dưới đây với các tên gọi Việt phỏng đoán theo tên Lantin.
Chiều dài
1 lí, 1 dặm (li) = 18 dẫn = 414 m
1 dẫn (yin) = 10 trượng = 23 m
1 trượng (zhang) = 2 bộ = 10 thước = 2,3 m
1 bộ (pou) = 5 thước = 1,15 m
1 thước (1 xích, tchi) = 10 tấc = 0,23 m
1 tấc, thốn (cun) = 10 phân = 2,3 cm
1 phân (fen) = 10 li = 2,3 mm
1 li (li) = 10 hào (hao) = 0,23 mm
Diện tích
1 mẫu (meou) = 10 phân = 614,4 m²
1 phân (fen) = 10 li = 24 bộ vuông (kung, pou²) = 61,44 m²
Ångström (viết tắt là Å, đọc là "ăng-sơ-trôm") là một đơn vị đo độ dài. Nó không phải là một đơn vị đo độ dài nằm trong SI, tuy nhiên đôi khi được dùng cùng các đơn vị của SI, mặc dù việc này không được khuyến khích.
Độ dài Planck, là một đơn vị trong hệ thống đo lường Planck. Nó tượng trưng cho một độ dài cực nhỏ mà người ta có thể đo được với những phương tiện của vật lý hiện đại.
Mile (dặm Anh hay đơn giản chỉ là dặm) là một đơn vị chiều dài, thường được dùng để đo khoảng cách, trong một số hệ thống đo lường khác nhau, trong đó có Hệ đo lường Anh, Hệ đo lường Mỹ và mil của Na Uy/Thụy Điển.
Ångström (viết tắt là Å, đọc là "ăng-sơ-trôm") là một đơn vị đo độ dài. Nó không phải là một đơn vị đo độ dài nằm trong SI, tuy nhiên đôi khi được dùng cùng các đơn vị của SI, mặc dù việc này không được khuyến khích.
Độ dài Planck, là một đơn vị trong hệ thống đo lường Planck. Nó tượng trưng cho một độ dài cực nhỏ mà người ta có thể đo được với những phương tiện của vật lý hiện đại.
Mile (dặm Anh hay đơn giản chỉ là dặm) là một đơn vị chiều dài, thường được dùng để đo khoảng cách, trong một số hệ thống đo lường khác nhau, trong đó có Hệ đo lường Anh, Hệ đo lường Mỹ và mil của Na Uy/Thụy Điển.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++