Các nhà khoa học cho biết họ tìm thấy một loại đá ở trên hoặc gần mặt đất tại quốc gia Trung Đông Ô-man và một số nơi khác trên thế giới có thể được dùng để hấp thụ khối lượng khổng lồ khí CO2 gây hiện tượng ấm lên toàn cầu. Nghiên cứu chỉ ra rằng loại đá này, được biết là loại đá mắc-ma peridotite, phản ứng tự nhiên, mạnh mẽ với CO2 để tạo thành các chất khoáng rắn-và rằng quá trình phản ứng có thể tăng tốc cả triệu lần hoặc hơn nữa nếu kết hợp với các phương pháp khoan, phun đơn giản. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên số mới nhất tuần này của tờ tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Đá mắc-ma Peridotite chứa hầu hết hay tất cả các loại đá bên trong lớp vỏ có trước cả lớp vỏ trái đất. Đá này hình thành ở vị trí các mặt đất khoảng chừng 20 km hoặc sâu hơn, nhưng đôi khi các mẫu đá trồi hẳn lên khi các lớp kiến tạo và va chạm vào nhau và đẩy đá ngầm nổi lên trên bề mặt như ở Ô-man. Các nhà địa chất đã phát hiện ra rằng khi tiếp xúc với không khí, loại đá này có thể phản ứng rất nhanh với CO2 tạo thành nên dạng các-bô-nat rắn như đá vôi hoặc cẩm thạch.
Tuy nhiên kế hoạch vận chuyển chúng về các nhà máy phát điện, nghiền và trộn với khói đốt khí ga đang bị coi là quá tốn kém và tiêu tốn năng lượng. Các nhà nghiên cứu cho biết rằng khám phá trước đây về tốc độ phản ứng dưới lòng đất cao chưa biết tới chỉ ra rằng CO2 có thể tuồn xuống đó bằng con dường nhân tạo với chi phí không đáng kể. Tác giả chịu trách nhiệm chính trong nghiên cứu, nhà địa chất học Peter Kelemen nói: “Phương pháp này có thể là phương pháp ít chi phí, an toàn và lâu dài để tập trung và lưu giữ khí CO2 trong khí quyển."
Cả Kelemen và nhà địa chất học Juerg Matter đều đến từ Doherty Earth Observatory của đại học Colubia phát hiện ra loại đá này khi họ đang đi làm trên vùng sa mạc trên lãnh thổ Ô-man nơi họ đã sống và làm việc rất nhiều năm. Khu vực nghiên cứu của hai xuất hiện đá ba-zan Peridotite nằm lộ trên bề mặt các thềm đá, vân đá và các dạng khoáng các-bô-nat màu trắng nhạt khác đã hình thành rất nhanh trong thời gian gần đây khi chất khoáng có trong đá phản ứng với không khí hoặc nước chứa đầy CO2. Các-bô-nat nằm dưới các rãnh nhiều gấp cả chục lần nhưng trước đây người ta cứ nghĩ các rãnh ngầm đó được hình thành do quá trình dư địa chấn tách rời vào tầng khí quyển và tuổi nó cũng già như tuổi đá, tức là 96 trệu năm.
Tuy nhiên sử dụng các xác đinh niên vị bằng chất đồng vị các-bon theo qui ước, Kelemen và Matter đã chỉ ra rằng các rãnh ngầm đó đang còn khá trẻ, trung bình chỉ 2,6 vạn năm tuổi và vẫn còn được hình thành khi nước ngầm giàu CO2 ngấm xuống. Kelemen and Matter dự tính rằng loại đá ở Ô-man có khả năng hấp thụ tự nhiên từ 10 nghìn đến 100 nghìn tấn các-bon mỗi năm-hơn rất nhiều so với những dự đoán trước đây. Tương tự các vùng mỏ lộ thiên rộng lớn của loại đá này cũng được tìm thấy trên vùng đảo Thái Binh Dương của Papua New Guinea và Caledonia, và dọc miền duyên hải của Hi Lạp, vùng Yugoslavia xưa, các mỏ trầm tích nhỏ hơn cũng xuất hiện ở miền tây nước Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới.
Các nhà khoa học cho hay quá trình hút cac-bon vào trong đó có thể tăng tốc lên cả trăm nghìn lần hoặc hơn nữa bằng cách tạo lực nén và bơm nước nóng chứa khí CO2 nén. Làm theo cách này, phản ứng sẽ tự nhiên sinh nhiệt, và rồi đến lượt nhiệt này lại xúc tác cho phản ứng nhanh hơn, làm đứt gãy những khối đá lớn, rối cứ tiếp tục cho đá phản ứng theo giải pháp giàu CO2. Nhiệt do chính trái đất sinh ra cũng rất hữu ích cho phản ứng, như ta biết càng xuống sâu thì nhiệt đô càng tăng. (Mà đá mắc-ma Peridotite được phát hiện ở Ô-man nằm sâu chừng 5 km.)
Theo các nhà khoa học thì phản ứng dây chuyền kiểu này khi xảy ra sẽ tiêu tốn rất ít năng lượng. Nếu tính cả những vấn đề kĩ thuật và sai sót khác, họ khẳng định riêng Ô-man có thể hấp thụ khoảng 4 triệu tấn các-bon không khí mỗi năm-một phần đáng kể trong tổng 30 triệu tấn khí các-bon mà con người thải vào không khí, mà chủ yếu là do đốt nhiên liệu. Với một khối lượng lớn đá rắn mới hình thành phía dưới lòng đất, rồi nứt gãy và mở rộng ra có khả năng gây địa chấn nhẹ nhưng chưa đủ lớn để tác động lên giác quan con người, Kelemen nói.
“May mắn là loại đá này cũng có mặt ở vùng Vịnh”, Matter cho biết. Phần khối lượng đầu lửa và khí ga trên thế giới được sản xuất ra tại khu vực này, trong khi đó Ô-man đang tiến hành xây dựng nhà máy phát điện chạy bằng khí ga, “hứa hẹn” một nguồn khí CO2 khổng lồ sẽ được nhả vào không khí.
Matter hiện đang theo đuổi một dự án riêng tại Iceland nơi có một dạng đá khác, đá ba-zan núi lửa, cũng có tiềm năng hên hấp thụ CO2 do các nhà máy điện thải ra. Quá trình thử nghiệm ở đây dự kiến bắt đầu vào đầu xuân năm 2009 cùng với sự hợp tác của Reykjavik Energy và đại học Iceland và Toulouse của Pháp
Theo các nhà khoa học, Petroleum Development Oman, công ty của nhà nước về dầu lửa đang rất quan tâm đến chương trình mang tính dẫn đường này.
Kelemen nói: “Chúng tôi xem đây chỉ là một phần trong gói phương pháp tổng thể để xử lí khí các-bon. Thật là sai lầm lớn khi nghĩ rằng chúng ta đang đi tìm một thứ mà có thể giúp tạo ra chính nó.”
(Cổng thông tin khoa học công nghệ tỉnh đồng Nai )
Các tin mới hơn :
Các tin đã đưa :
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền. Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia. Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168. Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++ |