Viện Âm nhạc Việt Nam

Viện Âm nhạc thu thanh ghi hình âm nhạc đồng bào dân tộc thiểu số Êđê

Tiền thân đầu tiên của Viện Âm nhạc là Ban Âm nhạc nằm trong Vụ Vǎn học nghệ thuật được thành lập nǎm 1950. Trải qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức trực thuộc các đơn vị khác nhau như Ban Nghiên cứu Nhạc Vũ, Vụ Nghệ thuật, Vụ Âm nhạc và Múa, Viện Nghệ thuật, cho đến nǎm 1976, Viện Âm nhạc mới chính thức được tách riêng độc lập với tên gọi Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam. Hiện nay, Viện Âm nhạc là đơn vị trực thuộc Nhạc viện Hà Nội nằm trong Bộ Vǎn hóa Thông tin.

Từ một Viện Nghiên cứu Âm nhạc chỉ với hơn 20 cán bộ nǎm 1976, số lượng nhân sự của Viện Âm nhạc đã ngày càng được bổ sung phát triển cùng với sự mở rộng nhiều hướng hoạt động đa dạng. Tổng số nhân viên của Viện tính đến nay đã lên tới gần 50 người thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau làm việc tại 6 phòng: phòng Sưu tầm-Nghiên cứu, phòng Thông tin Khoa học, phòng Máy công nghệ, phòng Trưng bày nhạc cụ Việt Nam, phòng Tư liệu xuất bản, phòng Hành chính.

Phòng Máy công nghệ

Chức nǎng nhiệm vụ chính của Viện Âm nhạc là cơ quan chuyên môn thực hiện việc sưu tầm, lưu trữ, nghiên cứu, truyền bá nền âm nhạc truyền thống Việt Nam trong nước và quốc tế. Với vai trò trung tâm trong công tác sưu tầm vốn âm nhạc truyền thống của 54 dân tộc trong cả nước, Viện Âm nhạc đã tổ chức rất nhiều cuộc điền dã, sưu tầm âm nhạc dân gian trên khắp các bản làng từ vùng núi phía Bắc, xuống châu thổ Bắc Bộ, qua dải đất ven biển miền Trung, lên Tây Nguyên vào tới miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Kết quả là đã thu thanh và ghi hình được hơn 18.000 bài hát dân ca, 9.000 bài dân nhạc với sự góp mặt của hơn 2.000 nghệ nhân. Toàn bộ hệ thống tư liệu quí giá này hiện đang được lưu giữ, bảo quản bằng các phương tiện công nghệ tiên tiến, hiện đại tại Viện Âm nhạc.

Bên cạnh công việc sưu tầm, lưu trữ các tư liệu âm nhạc dân gian và truyền thống Việt Nam, Viện Âm nhạc đã và đang tiến hành nhiều công trình nghiên cứu với 7 đề tài khoa học cấp Bộ, 27 đề tài khoa học cấp cơ sở. Phần lớn các công trình đã được xuất bản thành sách. Nhiều công trình mang tính nghiên cứu chuyên sâu hay tổng kết đánh giá được đông đảo giới âm nhạc và xã hội quan tâm.

Hàng nǎm, Viện Âm nhạc còn ra ba số Thông báo khoa học bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, mỗi số dày 150 trang khổ 19cmx27cm, để thông báo các kết quả nghiên cứu khoa học về âm nhạc của các tác giả trong và ngoài Viện.

Song song với các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, xuất bản, Viện Âm nhạc còn thực hiện những hoạt động khoa học mang ý nghĩa xã hội như tổ chức các Hội thảo khoa học, Câu lạc bộ Tác giả- tác phẩm nhằm giới thiệu, truyền bá các thành tựu nghiên cứu và sáng tác âm nhạc.

Phòng Trưng bày nhạc cụ Việt Nam

Nǎm 1999, Viện Âm nhạc đã khai trương “Phòng trưng bày nhạc cụ Việt Nam”- nơi hiện đang lưu giữ hơn 150 nhạc cụ thuộc đủ bốn họ: màng rung, tự thân vang, hơi, dây với nhiều chi, nhánh nhạc cụ khác nhau của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, trong đó có cả những hiện vật nhạc cụ từ thời cổ xưa như đàn đá, trống đồng, các nhạc cụ tre nứa…Mỗi nhạc cụ đều có vǎn bản giới thiệu, mô tả chi tiết và được minh họa qua các tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân trên bǎng đĩa. Đến với “Phòng trưng bày nhạc cụ Việt Nam”, người xem còn được thưởng thức chương trình biểu diễn trực tiếp các bài bản âm nhạc truyền thống nguyên gốc do các nghệ sĩ trong phòng thể hiện đúng theo phong cách truyền thống. Từ ngày khai trương, Viện Âm nhạc đã đón tiếp hàng ngàn lượt khách tham quan và đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho người xem.

Thực hiện Nghị quyết TW 5, Viện Âm nhạc cũng tích cực triển khai công tác truyền bá âm nhạc dân gian truyền thống trong đời sống xã hội với việc cho ra đời nhiều chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống các dân tộc trên các sản phẩm công nghệ CD, VIDEO, VCD, DVD giúp người yêu nhạc có cơ hội biết thêm nhiều hơn về nền âm nhạc đa sắc màu của Việt Nam.

Hoà cùng xu hướng mở rộng kết nối thông tin toàn cầu hóa, cuối nǎm 2001, Viện Âm nhạc đã mở một Website riêng (http://www.vnmusicology-inst.vnn.vn) đưa Viện Âm nhạc và nền vǎn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Viện Âm nhạc đã thông tin lên mạng internet mọi hoạt động, những thành tựu sưu tầm, nghiên cứu và các sản phẩm công nghệ về âm nhạc truyền thống Việt Nam của Viện đồng thời với nhiều tin hoạt động âm nhạc trong nước khác. Cũng thông qua mạng, Viện đã đáp ứng được nhiều yêu cầu đa dạng tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam của các bạn nước ngoài.

Lễ khai trương Ngân hàng dữ liệu Âm nhạc dân gian và nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam

Đặc biệt, đầu nǎm 2004 vừa qua, trên cơ sở kho tư liệu của mình, Viện Âm nhạc đã chính thức khai trương Ngân hàng dữ liệu Âm nhạc dân gian và nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam trên một hệ thống công nghệ ồng bộ, hiện đại, giúp những người quan tâm đến âm nhạc Việt Nam có thể truy cập, tìm kiếm thông tin về mọi khía cạnh liên quan đến Âm nhạc dân gian và nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất, từ tư liệu vǎn bản cho đến tư liệu âm thanh, hình ảnh. Đây là hệ thống Ngân hàng dữ liệu về âm nhạc và nghệ thuật truyền thống đầu tiên có ở Việt Nam. Hiện Viện Âm nhạc vẫn đang tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ thống dữ liệu cho Ngân hàng. Hy vọng trong một thời gian gần đây, Viện Âm nhạc sẽ có điều kiện lập một đường truyền dẫn đưa toàn bộ hệ thống dữ liệu của Ngân hàng lên mạng internet để có thể thực hiện công việc truyền bá âm nhạc Việt Nam ra thế giới một cách hiệu quả hơn.

Bên cạnh những hoạt động đối nội, mảng hoạt động đối ngoại của Viện Âm nhạc cũng diễn ra sôi nổi với việc kết hợp thực hiện các dự án về đề tài khoa học âm nhạc với các đối tác nước ngoài, cộng tác và hỗ trợ nhiều nhà nghiên cứu quốc tế trong các công trình nghiên cứu khoa học, tham gia các Hội thảo quốc tế về âm nhạc, đưa các đoàn nghệ thuật dân gian Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài… Viện Âm nhạc luôn sẵn sàng hợp tác với bạn bè các nước trong khu vực và trên thế giới thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các dự án về âm nhạc dân gian.

Trụ sởmới của Viện Âm nhạc

Đầu năm 2007, Viện Âm nhạc chính thức chuyển trụ sở từ 32 Nguyễn Thái Học tới địa điểm mới tại Khu CC2- Khu đô thị mới Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một mốc son quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Viện Âm nhạc. Lần đầu tiên những người làm công tác nghiên cứu có thể thao tác công việc của mình tại một trụ sở hiện đại với đầy đủ phòng thu thanh, ghi hình, biểu diễn, trưng bày truyền bá âm nhạc dân gian, thư viện, khai thác Ngân hàng dữ liệu âm nhạc truyền thống Việt Nam v.v..

Với một cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết, Viện Âm nhạc luôn là địa chỉ đáng tin cậy không chỉ của giới nghiên cứu âm nhạc mà còn là điểm đến của bè bạn trong và ngoài nước, những người quan tâm tới âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Địa chỉ liên hệ:

Viện Âm nhạc Việt Nam

Địa chỉ: Khu CC2 – Khu Đô thị mới Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 7854880; 7854881
Fax: 84-4-8434953
Email: musicproduct@hn.vnn.vn; musicology@hn.vnn.vn Website:http://www.vnmusicology-inst.vnn.vn

  

(Theo vnmusicology-inst.vnn.vn)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++