Thời điểm này mới có 4 cá nhân được thừa nhận là giám định viên và một tổ chức giám định sở hữu công nghiệp (Viện Khoa học SHTT). Trong đó Viện Khoa học SHTT không được phép giám định các vụ việc liên quan đến tên thương mại bí mật kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh.
Đại diện Viện Khoa học SHTT ông Nguyễn Khắc Trai đã cho biết như trên tại Hội thảo thực thi quyền SHTT do Cục SHTT phối hợp với Dự án Việt Nam - Thụy Sỹ về SHTT tổ chức ngày 30/10 tại TP.HCM.
Nhiều vi phạm…
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ KHCN về kết quả thực thi bằng biện pháp hành chính trong 3 năm (2006-2008) đã tiến hành xử lý gần 20 nghìn vụ xâm phạm quyền SHTT với tổng số tiền phạt lên trên 16 tỷ đồng.
Người tiêu dùng băn khoăn giữa hàng thật và hàng giả... (Ảnh minh họa: ML) |
Trong đó xử lý gần 6 nghìn vụ việc liên quan tới sao chép băng đĩa sách lậu và chương trình máy tính; 459 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; 156 vụ xâm phạm quyền truy tố hình sự nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh hàng giả mạo liên quan đến thực phẩm mỹ phẩm... Riêng trong năm 2006 đơn vị quản lý thị trường xử lý 12.885 vụ xâm phạm quyền phạt 43 tỷ đồng.
Đại diện Viện Khoa học SHTT ông Nguyễn Khắc Trai cũng cho biết hiện tình trạng tranh chấp xung đột về sở hữu công nghiệp (SHCN) đang trở nên phổ biến. Trong đó doanh nghiệp nào thiếu hiểu biết về pháp luật SHTT dễ bị lâm vào tình trạng bất lợi về pháp lý.
Trong thực tế các hiểu biết liên quan SHTT của doanh nghiệp và cơ quan thực thi thậm chí của tổ chức dịch vụ đại diện liên quan SHCN còn nhiều hạn chế họ chưa xác định được chính xác nội dung giám định hoặc chưa xây dựng được một đơn yêu cầu giám định hoàn chỉnh.
Thậm chí đã có nhiều trường hợp tranh chấp quyền đối với tên thương mại và cạnh tranh không lành mạnh đòi hỏi phải giám định nhưng chưa có cơ quan nào thực hiện. Trong một số trường hợp việc xác lập quyền SHCN đã bộc lộ thiếu sót (quyền chồng lẫn nhau kết luận không nhất quán) gây khó khăn cho quá trình thực thi và việc đưa ra kết luận giám đinh.
Chưa có cơ chế phối hợp.
Về thực trạng hoạt động thực thi quyền SHTT tại các cơ quan quản lý nhà nước đại diện Sở KHCN TP.HCM trong báo cáo tại Hội thảo cho biết hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về SHTT từ cấp Trung ương đến địa phương hiện thuộc về nhiều ngành nhiều cấp nên bộ máy thực thi đang trở nên cồng kềnh thiếu tập trung.
Cụ thể ở Trung ương có 4 bộ tham gia công tác này nhưng pháp luật hiện hành không quy định thẩm quyền của Bộ Thông tin Truyền thông. Hơn nữa hoạt động của các cơ quan này lại độc lập dẫn đến sự phối hợp còn lỏng lẻo thiếu thống nhất không đồng bộ và hiệu quả vì không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm phối hợp.
Trong khi đó ở địa phương hiện có 4 sở chuyên môn tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về SHTT. Tuy nhiên sự phối hợp của các cơ quan này không chặt chẽ thậm chí mỗi sở hoạt động một kiểu mỗi địa phương có một kiểu hoạt động quản lý nhà nước về SHTT khác nhau dẫn đến tình hình hoạt quản lý SHTT tại địa phương hiện không đồng bộ và kém hiệu quả.
Hiện trường một vụ tiêu hủy hàng nhái. Ảnh: LT |
Tương tự thực trạng về đội ngũ cán bộ mà trong đó cụ thể là nhân lực quản lý nhà nước về SHTT hiện thiếu hụt trầm trọng năng lực không đồng đều.
Báo cáo của đại diện Sở KHCN TP.HCM cho thấy hiện tại 64 tỉnh/thành phố chức năng quản lý nhà nước về SHTT được ghép với chức năng quản lý các lĩnh vực khác như: quản công nghiệp thông tin an toàn bức xạ nghiệp vụ (xuất bản công nghệ thông tin quản lý nghệ thuật).
Trong đó chỉ có 6/64 tỉnh thành (An Giang Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh TP.HCM Vĩnh Phúc) có bộ phận chuyên trách quản lý nhà nước về SHCN. Chính sự thiếu hụt các bộ phận/cán bộ chuyên trách cũng như sự kiêm nhiệm trong công tác thực thi quyền SHTT là nguyên nhân khiến cho hoạt động này tại các địa phương diễn ra cầm chừng và không đồng bộ.
Ngoài ra hoạt động thực thi quyền SHTT tại các cơ quan bảo vệ quyền cũng còn nhiều bất cập. Trong đó thẩm quyền của các cơ quan xử phạt vi phạm hành chính vẫn còn chồng lấn quy định không nhất quán nên còn vướng mắc khi ra quyết định xử phạt.
Cần xem lại Luật SHTT hiện hành
Trong phần thảo luận về kinh nghiệm tổ chức thực hiện công tác phối hợp giữa các cơ quan nhà nước tại TP.HCM trong công tác thực thi quyền SHTT đại diện Sở KHCN TP.HCM cho biết: Để việc hợp tác thành công trước tiên cần phải có một cơ cấu tổ chức ổn định và một cơ quan đầu mối có kiến thức chuyên môn về SHTT.
Đồng thời cần xây dựng được cơ sở pháp lý để hoạt động cũng như thường xuyên trao đổi cung cấp thông tin giữa các bên trong chương trình hợp tác để chia sẻ thông tin.
Trước mắt Sở KHCN TP.HCM đề nghị sửa đổi phần trách nhiệm quản lý nhà nước về SHTT trong Luật SHTT hiện hành (điều 11) cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Đồng thời bổ sung các quy định về trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT đối với các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương cũng như trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT với các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác.
Cụ thể theo Sở KHCN TP.HCM nếu để mô hình quản lý nhà nước về SHTT như hiện nay thì tại địa phương (nếu chưa có) phải thành lập ngay bộ phận quản lý/cán bộ chuyên trách về SHTT trong cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước và bảo vệ quyền SHTT.
Về lâu dài nên thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về một đầu mối để việc quản lý nhà nước về SHTT không cồng kềnh nhiều tầng nhiều nấc như hiện nay. Đặc biệt cần tạo cơ sở pháp lý để các địa phương có thể phối hợp với nhau trong hoạt động xử lý vi phạm.
(Theo Vietnamnet)
Các tin mới hơn :
Các tin đã đưa :
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền. Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia. Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168. Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++ |