Tại “Hội nghị báo cáo kết quả đo đạc hoạt động phóng xạ tại mỏ Nậm Xe Đông Pao” vừa được Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân UBND tỉnh Lai Châu tổ chức chiều 30/10 các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao người dân sống ở khu vực mỏ Nậm Xe bị mắc bệnh dị thường và có những triệu chứng lạ khi nắng nóng.
Những ngày nắng nóng dân bản thường xuống con suối không rêu nghỉ ngơi. (Ảnh: Nguồn ND) |
Trao đổi bên lề hội nghị Trung tá Hoàng Duy Luyến chính trị viên đồn biên phòng 277 đóng tại bản Màu cho biết phần lớn những cán bộ chiến sĩ và người dân sống gần khu vực mỏ Nậm Xe được các bác sĩ biên phòng khám từ năm 2006 đến nay đều mắc các chứng bệnh ngoài da mắt dị ứng…
Từ năm 2007 đến nay đồn 277 đã giới thiệu chuyển 17 cán bộ chiến sĩ trong đồn lên tuyến trên điều trị trong đó 16 ca mắc bệnh gan. Trong thời gian công tác tại đồn 277 hai sĩ quan Thùng Văn Hà Lò Văn Sớm đã đưa gia đình đến sống ở bản Màu. Kết quả vợ của hai cán bộ này đã sinh ra hai cháu bé: một cháu không có da bụng chết. Cháu còn lại bị bệnh máu trắng sống được một thời gian thì chết.
Trước những triệu chứng về sức khoẻ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu thời gian qua đã thực hiện chính sách đặc biệt cứ 2 năm tổ chức thay quân của đồn 277 một lần để bảo đảm sức khỏe cho cán bộ chiến sĩ phục vụ tại đây.
Dù đã 22 tuổi nhưng người thanh niên này vẫn không biết gì vì chứng thiểu năng trí tuệ (Ảnh: nguồn ND) |
Theo kết quả đo đạc của Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân “tại bản Màu (Nậm Xe) phông bức xạ (có) cao hơn bình thường nhưng cũng không quá 164 mSv/năm”.
Đối chiếu với khuyến cáo “nên xem xét các biện pháp can thiệp nhằm giảm liều chiếu xạ công chúng trong trường hợp mức liều chiếu xạ có thể tiếp nhận bởi người dân lớn hơn 10 mSv/năm” của Uỷ ban Quốc tế về an toàn bức xạ hạt nhân (ICRP) Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và Ứng phó sự cố nhận định “cần có những biện pháp làm giảm liều chiếu xạ trực tiếp cho người dân” và “không nên xem khuyến cáo di dời người dân ra khỏi khu vực của ĐH Mỏ - Địa chất là có tính chất bắt buộc”.
Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích để em bé này hiểu tại sao em bị mù (ảnh trái) và cô gái có bàn tay dị thường (ảnh phải) (Ảnh nguồn ND) |
Tuy nhiên để có cơ sở áp dụng khuyến cáo của ICRP cũng như kiểm soát các tác động của các hoạt động khai thác quặng trong tương lai đại diện Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và Ứng phó sự cố đề nghị: “Tỉnh Lai Châu cần phải có một cơ sở dữ liệu chi tiết về phông bức xạ trên địa bàn. Ngoài ra (Sở KH&CN) cũng nên có một bộ phận chuyên trách để quản lý và nghiên cứu các tác động của bức xạ tự nhiên đến đời sống của con người trên cơ sở đó có thể làm tốt công tác tư vấn cho lãnh đạo tỉnh để đề xuất các chính sách thích hợp nhằm giảm thiểu tác động xấu do bức xạ tự nhiên gây ra”.
Với tư cách cá nhân Phó Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân ông Đặng Thanh Lương đề nghị tỉnh Lai Châu “cần tiến hành những công việc trên trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Đồng thời cần quy hoạch các địa điểm có phông bức xạ cao và hạn chế đưa dân mới vào những vùng đó sinh sống”.
Các nhà khoa học Trường Mỏ - Địa chất đo phóng xạ ở Nậm Xe (Ảnh: Nguồn LĐ). |
Riêng số dân cũ đang sống tại khu vực có phông bức xạ cao ông Lương đề nghị tỉnh “tiến hành khảo sát dịch tễ học”. Và ông cũng thống nhất với ý kiến “chỉ thực hiện việc di dân khi việc đó thực sự mang lại lợi ích cho người dân và xã hội” mà Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và Ứng phó sự cố đã đưa ra.
Trước đề nghị của ông Lương Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu ông Bùi Từ Thiện đã yêu cầu “Cục cần tư vấn cho tỉnh những việc làm cụ thể để xây dựng một cơ sở dữ liệu chi tiết về phông bức xạ hạt nhân trên địa bàn”.
Đồng thời ông Thiện cũng đã chỉ đạo “Sở KH&CN tỉnh phối hợp với Sở Y tế đăng ký đề tài “khảo sát dịch tễ học đối với dân cư sống trong khu vực có phông phóng xạ cao” để có kết quả chính xác trước khi đưa ra những quyết định nhằm bảo vệ sức khoẻ đời sống người dân ở khu vực cũng như có cơ sở dữ liệu để xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài cho Lai Châu”.
Kết thúc hội nghị một số khách mời vẫn còn thắc mắc vì không rõ những “giải pháp làm giảm liều chiếu xạ trực tiếp cho người dân” mà Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và Ứng phó sự cố đề cập cụ thể là như thế nào.
Có thể thấy còn rất nhiều việc phải làm để làm rõ nguyên nhân tác động đến sức khỏe con người ở Nậm Xe từ đó mới có những biện pháp xử lý đồng bộ và thỏa đáng.
(Theo Nhân Dân)
Các tin mới hơn :
Các tin đã đưa :
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền. Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia. Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168. Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++ |