Người môi giới (tiếng Anh: Broker) là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ.
Kinh tế học là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu sản xuất, phân phối và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ. Từ "economics" (nghĩa là: kinh tế học) trong tiếng Anh (và các chữ tương tự như: "économiques" trong tiếng Pháp, "Ökonomik" trong tiếng Đức) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với "oikos" là "nhà" và "nomos" là "quy tắc" hay "quy luật", nghĩa là "quy tắc quản lí gia đình". Trong tiếng Việt, từ "kinh tế" là một từ Hán Việt, rút gọn từ cụm từ "kinh bang tế thế"(nghĩa là: trị nước, giúp đời) và từ "học" là một từ Hán Việt có nghĩa là "tiếp thu tri thức" thường được đi kèm sau tên các ngành khoa học (như "ngôn ngữ học","toán học").
Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Thuật ngữ "kinh tế chính trị" được dùng lần đầu tiên năm 1615 bởi Antoine de Montchrétien trong tác phẩm Traité d'économie politique. Thuật ngữ "kinh tế chính trị" xuất hiện do kết hợp các từ có nguồn gốc Hi Lạp với nghĩa là "thiết chế chính trị"[1].
Kinh tế học vi mô (microeconomic) là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các cá nhân (gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, hay một ngành kinh tế nào đó).
Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
Kinh tế học công cộng là một chuyên ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về các hoạt động kinh tế của khu vực công cộng (hay khu vực nhà nước) cả ở tầm quốc gia lẫn địa phương. Các hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực công cộng là đánh thuế và chi tiêu công cộng.
Kinh tế học quốc tế là một chuyên ngành kinh tế học ứng dụng nghiên cứu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Kinh tế học quốc tế được phát triển suốt từ thế kỷ XVIII và đã quy tụ được nhiều học giả kinh tế học nổi tiếng như Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill, Alfred Marshall, John Maynard Keynes, và Paul A. Samuelson. Tuy nhiên, chỉ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với việc ứng dụng các công cụ kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô, kinh tế học quốc tế mới trở nên phát triển sâu và rộng.
Kinh tế học môi trường là một chuyên ngành của kinh tế học ứng dụng đề cập đến những vấn đề môi trường (thường còn được sử dụng bởi các thuật ngữ khác). Khi sử dụng các phương pháp chuẩn tắc của kinh tế học tân cổ điển, nó được phân biệt với kinh tế xanh hay kinh tế sinh thái trong đó bao gồm cả các cách tiếp cận không chuẩn tắc cho những vấn đề môi trường, khoa học môi trường, nghiên cứu môi trường, hoặc sinh thái. Theo chương trình Kinh tế học Môi trường của Cơ quan Quốc gia về Nghiên cứu Kinh tế (NBER), Mỹ:
Địa lý kinh tế là một chuyên ngành vừa thuộc kinh tế học ứng dụng vừa thuộc địa lý học nhân văn chuyên nghiên cứu về địa điểm, phân bố và tổ chức không gian của các hoạt động kinh tế. Nó áp dụng các phương pháp nghiên cứu cả của kinh tế học lẫn của địa lý học nhân văn.
Chính sách kinh tế đề cập đến các hành động của chính phủ áp dụng vào lĩnh vực kinh tế. Chính sách kinh tế thường bị chi phối từ các chính đảng, nhóm lợi ích có quyền lực trong nước, các cơ quan quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới hay tổ chức thương mại thế giới.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền. Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia. Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168. Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++ |