Trị ung thư bằng công nghệ nano

Một thử nghiệm mới đây của Mỹ trên chuột cho thấy, nhờ các hạt mang cỡ nano, người ta có thể đưa thuốc diệt ung thư vào sâu trong khối u và tiêu diệt mà không gây tổn thương phần còn lại của cơ thể.

Hội đồng Ung thư châu Âu tại Pháp đang đặt nhiều hy vọng vào việc ứng dụng liệu pháp nano trong điều trị ung thư, sau khi quan sát cách chữa trị cho một số con chuột bị ung thư tuyến tiền liệt của người bằng công nghệ này.

Công nghệ nano là ngành khoa học của vật chất siêu nhỏ. Kích thước một hạt nano nhỏ hơn 100 nanomét, trong khi một nanomét bằng 1 phần tỷ của mét, hoặc khoảng 1 phần triệu kích cỡ của một đầu pin. Từ nano xuất phát chữ "nanos" của Hy Lạp chỉ sự nhỏ bé. Một đặc tính của hạt nano là tính dẫn. Công nghệ nano đã được biết đến trong vài thập kỷ gần đây, song tiềm năng của nó mới được phát hiện. Y học được xem là lĩnh vực được lợi nhiều nhất từ công nghệ này. Riêng đối với ung thư, giới chuyên môn cho rằng công nghệ nano sẽ giúp sản xuất thuốc có khả năng tấn công mục tiêu chính xác, bên cạnh những ứng dụng trong phẫu thuật và hóa trị ít độc.

Thử nghiệm mới do nhóm nghiên cứu từ Đại học Harvard và Viện công nghệ Massachusetts, liên quan đến kỹ thuật gắn hạt nano vào thuốc ung thư Taxotere. Những hạt này sau đó được tiêm vào khối u tuyến tiền liệt của người trong cơ thể chuột. Số chuột này được theo dõi trong 100 ngày. Hạt nano trong nghiên cứu bao gồm một phân tử hydro và carbon polymer với các mẩu thuốc bám quanh lớp kết cấu của nó. Khi polymer dần dần phân giải sẽ để lộ thuốc từng chút một.

Số chuột trong nghiên cứu được chia thành 5 nhóm và được thử nghiệm theo các mức khác nhau. Nhóm thứ nhất được tiêm nước muối, nhóm thứ hai nhận hạt nano không chứa thuốc và số chuột của nhóm bị chết. Nhóm thứ ba được tiêm thuốc và khối u giảm kích thước và sau đó lại bị tái phát và cũng tử vong. Nhóm thứ tư được tiêm thuốc được bọc bằng các hạt nano, song đây là loại thuốc không dùng để trị ung thư. Kết quả là "hệ bạch huyết của khối u đủ sức tóm lấy hạt nano và tống nó đi, bởi vì hạt nano này không được định hướng tân công tế bào ung thư", tiến sĩ Omid Farokhzad tham gia nghiên cứu cho biết: Khối u lúc đầu co lại một nửa song sau đó lại bành trướng trở lại. Trong nhóm chuột cuối cùng, các nhà khoa học dùng các hạt nano chứa thuốc và được lập trình nhắm tới mục tiêu. Kết quả nằm ngoài mong đợi, "khối u hoàn toàn biết mất", Farokhzad cho biết.

Việc tiêm các hạt nano "biết mục tiêu" vào máu, để chúng tự tìm kiếm khối u và tự thâm nhập vào khối u là mục tiêu lý tưởng. Tuy nhiên, kỹ thuật tiêm trực tiếp cũng rất hiệu quả, nhất là khi khối u có thể tiếp cận được và chưa di căn, ví dụ như ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Farokhzad và cộng sự hy vọng sẽ kiểm chứng phương pháp này trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt trong 2 năm nữa.

(Theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++