Một nhóm các nhà khoa học Mỹ hôm qua công bố họ đã tách được các tế bào mầm từ da người, nuôi chúng trong phòng thí nghiệm và phân biệt chúng với các tế bào mỡ, cơ và xương. Các tế bào này có thể tạo ra một nguồn quan trọng cho phục hồi các mô và các cơ quan, dùng để điều trị nhiều bệnh như tiểu đường, Alzheimer, đột quỵ, tổn thương tủy sống...
Đây được cho là nghiên cứu đầu tiên cho thấy khả năng từ một tế bào mầm trưởng thành đơn lẻ có thể trở thành nhiều dạng mô. “Do các tế bào này được lấy từ da của chính bệnh nhân nên sẽ không xảy ra vấn đề nhiễm trùng cho các mô hay các cơ quan. Các tế bào này có thể tạo ra một nguồn quan trọng cho phục hồi các mô và các cơ quan”, Anthony Atala, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển các tế bào mầm thuộc mô giữa (MSC), một dạng tế bào mầm thường được tìm thấy ở tủy xương. Sau đó họ nuôi các tế bào mầm trong phòng thí nghiệm, sử dụng các hormone và các chất kích thích tăng trưởng để "vỗ béo" các tế bào mầm thành các tế bào mỡ, cơ và xương. Khi các tế bào này được cấy lên chuột thí nghiệm, chúng vẫn duy trì các đặc điểm phù hợp với mô xương, cơ và mỡ.
Kết quả này hứa hẹn rằng các tế bào mầm có thể dựa vào khả năng của chúng để phát triển thành các dạng các tế bào riêng biệt và tự tái tạo. Các nhà khoa học hy vọng sẽ khai thác tiềm năng của các tế bào mầm và sử dụng chúng để thay thế cho các mô và các tế bào hư hại dùng để điều trị các bệnh như tổn thương tủy sống, tiểu đường, Alzheimer, đột quỵ và các trường hợp bị bỏng.
Hầu hết các nhà khoa học tin rằng các tế bào mầm từ phôi người là dạng tế bào mầm linh hoạt bởi chúng có thể hình thành bất kỳ mô hay tế bào nào trong cơ thể.
Các tế bào này có thể được sử dụng trong cả hai liệu pháp tế bào và kỹ thuật cấy mô, cụ thể là việc nuôi bằng phương pháp khoa học các cơ quan và các mô trong phòng thí nghiệm. Đối với liệu pháp tế bào, các tế bào lớn lên trong phòng thí nghiệm sẽ được tiêm vào cơ thể để thay thế các mô ở vú đã được phẫu thuật cắt bỏ, để lấp đầy các khoảng trống trong gãy xương hoặc thay thế các cơ bị hủy hoại do chấn thương. Riêng đối với kỹ thuật cấy mô, Atala cho biết: "Khả năng sắp xếp các mô từ các tế bào của chính bệnh nhân có thể sẽ phải vượt qua hai vấn đề lớn trong y học cấy ghép: loại bỏ miễn dịch và thiếu mô".
Từ một số tế bào ung thư của một người phụ nữ, các nhà khoa học đã đem lại những bước đột phá về y học trong một trăm năm qua, như vắcxin phòng bại liệt, thuốc điều trị ung thư, cúm...
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các nếp nhăn, a-xít béo omega-3 trong dầu cá rất hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện.
Theo tin đăng tải trên tạp chí Prevention, Mỹ: không chỉ có ruột táo mới tốt cho sức khỏe, vỏ táo cũng phát huy hiệu quả trong ngăn ngừa chứng ung thư.
Trong một cuộc họp thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Phẫu thuật tại San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã xác định được 231 gene mới liên quan đến các bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Đây là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đã gây tử vong cho 2,1% trong tất cả các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư ở Mỹ.
Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.
Ngày 30.6, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc Hàn Quốc tuyên bố, họ đã tìm được phương pháp kích thích các tế bào gốc phát triển thành tế bào chuyên biệt. Phát hiện mới này, trong lương lai có thể giúp điều trị những chứng bệnh hiểm nghèo.
Cotton, chất liệu tuyệt vời cho quần áo, một ngày nào đó có thể còn bảo vệ sự sống của bạn. Các nhà khoa học tại Viện Môi trường và Sức khoẻ con người, ĐH Công nghệ Texas hôm qua đã công bố một loại vải coton pha mà theo họ có khả năng chống lại các tác nhân hoá học và sinh học.
Kết quả phân tích chủng HIV mới ở New York cho thấy đây là chủng độc nhất, kháng lại hầu hết các loại thuốc HIV và có khả năng vô hiệu hoá hệ miễn dịch với tốc độ cực nhanh.
Hãng IMS (Anh) vừa tung ra loại gạc lau thấu kính máy chụp hình kỹ thuật số có tên gọi DSLRClean. Khác với các loại gạc lau truyền thống sử dụng công nghệ tĩnh điện hoặc thuốc tẩy lỏng, sản phẩm mới của IMS là một chiếc máy hút bụi cực nhỏ, sử dụng hiệu ứng chân không để làm sạch bụi bám trên thấu kính.
Theo hai nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, virus HIV tiêu diệt rất nhiều tế bào miễn dịch kể từ lúc xâm nhập vào cơ thể. Khám phá này cho thấy con người cần xem xét lại các chiến lược dự đoán triển vọng bệnh tật của bệnh nhân cũng như bào chế thuốc và vắc-xin.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++