Một người tiêu thụ lượng cafein có trong cafee, trà và những loại nước uống tăng lực có chứa chất cafein cao hơn thì thường trãi qua các ảo giác như là nghe giọng nói của một ai đó hoặc là thấy nhiều hình ảnh không có thực, theo nghiên cứu của trường đại học Durham.
‘Những người sử dụng nhiều cafein’ – họ tiêu thụ hơn 7 ly café mỗi ngày – có nguy cơ gây ảo giác là nghe tiếng nói của một người nào đó mặc dù là âm thanh ấy không có thực và nguy cơ này cao gấp 3 lần so với những người chỉ uống 1 ly café mỗi ngày. Với 90% người dân ở vùng Bắc Mỹ tiêu thụ café mỗi ngày và đây là con số về người sử dụng thuốc cao nhất trên thế giới.
Các khoa học gia cho biết những điều phát hiện ra sẽ xây dựng những hiểu biết ban đầu tốt hơn về ảnh hưởng của chất dinh dưỡng lên bệnh ảo giác. Những thay đổi trong việc tiêu thụ thức ăn và thức uống bao gồm tiêu thụ cafein có thể đặt con người vào vị trí tốt hơn để đối mặt với bệnh ảo giác hoặc là có thể ảnh hưởng đến mức độ chúng diễn ra thường xuyên như thế nào.
Trong nghiên cứu được tài trợ bởi Hội Đồng Nghiên Cứu Kinh Tế & Xã Hội và Hội Đồng Nghiên Cứu Y Khoa, có 200 sinh viên được hỏi về loại thức uống đặc trưng có chứa cafein mà họ thường dùng như là café, trà, nước tăng lực hay là thanh socola. Trạng thái lấp lửng khi trãi ảo giác và mức độ căng thẳng của họ cũng được đánh giá. Việc nhìn thấy những vật không có ở đó, nghe các âm thanh và việc cảm giác sự hiện diện của người chết là một trong số những ảo giác mà những người tham gia nghiên cứu đã trãi qua và báo cáo lại.
Các nghiên cứu gia, những người mà báo cáo của họ được xuất bản trong tạp chí Tính Cách và Những Khác Biệt Cá Thể, cho biết những điều học phát hiện ra có thể chưa phản ánh hết sự thật về ảnh hưởng nghiêm trọng của cafein lên yếu tố sinh lý gây căng thẳng ở người. Khi chịu sức ép của sự căng thẳng, cơ thể chúng ta tiết ra một loại hocmoon căng thẳng được gọi là cortisol. Hơn nữa loại hocmoon này được tiết ra để phản ứng lại sự căng thẳng khi người bị stress vừa dùng cafein. Khi lượng hocmoon phụ cortisol tăng lên có thể gắn kết việc tiêu thụ cafein với khuynh hướng làm tăng ảo giác, các khoa học gia cho biết.
Trưởng tác giả, ông Simon Jones, tiến sĩ khoa tâm lý học tại đại học Durham, cho biết: “Đây là một bước đầu tiên nhìn về các yếu tố rộng hơn có liên qua đến bệnh ảo giác. Nghiên cứu trước kia làm nổi bật một con số quan trọng như là tổn thương thời thơ ấu, có thể dẫn đến các ảo giác. Nhiều yếu tố được nghĩ là có liên quan một phần đến bệnh ảo giác bởi vì ảnh hưởng của chúng lên phản ứng của cơ thể khi bị căng thẳng. Điều đó cho thấy sự liên kết giữa thức ăn và tâm lý, và đặc biệt là giữa cafein và phản ứng của cơ thể về stress, điều này để kiểm tra xem chất dinh dưỡng nào có được thể thêm vào.
Đồng tác giả, tiến sĩ Charles Fernyhough cũng từ khoa tâm lý của đại học Durham ghi chú “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng một sự liên kết giữa tiêu thụ cafein và bệnh ảo giác trong sinh viên. Tuy nhiên, một giải thích có thể là những sinh viên này nghiêng về bệnh ảo giác vì đã tiêu thụ cafein. Nhiều công trình cần được thực hiện để xem liệu rằng việc tiêu thụ chất cafein và những chất dinh dưỡng khác nói chung có ảnh hưởng như thế nào lên các loại ảo giác gây mệt mỏi.
Ông Jones cho biết thêm: “Bệnh ảo giác không phải là một dấu hiệu thiết thực của bệnh thần kinh. Hầu hết mọi người có những ảo giác trong thời gian ngắn là nghe giọng nói của một người nào đó và có khoảng 3 % người nghe giọng nói như vậy. Nhiều người trong số họ quen với điều đó và họ vẫn có cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, có nhiều tổ chức như là Hearing Voices Network có thể ủng hộ và đưa ra lời khuyên cho những người cảm thấy đau buồn khi trãi qua ảo giác.
Sử dụng cafein có thể dẫn đến tình trạng được gọi là bị say cafein. Các triệu chứng bao gồm run sợ, cáu gắt, lo lắng, căng cơ, mất ngủ, đau đầu, rối loạn tim mạch. Các triệu chứng này sẽ không xuất hiện nếu mỗi ngày chúng ta tiêu thụ không quá 250mg.