Các nhà khoa học Thuỵ Sĩ vừa chế tạo một robot tí hon, có thể chui vào cơ thể qua đường kim tiêm, giúp bác sĩ phân tích thể trạng bệnh nhân, mang thuốc vào cơ thể hoặc phẫu thuật.
Robot này - sản phẩm của các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ liên bang Thuỵ Sĩ - là robot y sinh nhỏ nhất trên thế giới. Nó đã di chuyển thành công qua một mạng lưới đường ống tí hon đầy nước (rộng bằng 10 sợi tóc người). Điều đó cho thấy robot rất phù hợp khi len lỏi qua các mạch máu của tim, những chất dịch nằm sau mắt hoặc trong tai. Bằng cách đó, robot giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh, ít gây tổn thương hơn và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.
Theo GS Brad Nelson, trưởng nhóm nghiên cứu, ứng dụng trước mắt mà họ đang xem xét là phẫu thuật mắt. Robot sẽ được đưa vào trong mắt, di chuyển tới võng mạc để tiêm thuốc vào các mạch máu có kích cỡ bằng sợi tóc người. Phần lớn các robot di động sử dụng pin hoặc được kết nối với dây điện để đẩy động cơ. Tuy nhiên, robot tí hon này di chuyển nhờ trường từ tính của một nam châm bên ngoài cơ thể.
Ngoài kích cỡ tí hon, robot còn có các bộ phận điều chỉnh bằng tần số từ tính. Chẳng hạn nếu tần số từ tính là 2 kilohertz, động cơ tí hon của robot sẽ rung lên, phóng một cây kim vào mạch máu. Nếu tần số tăng lên 3 kilohert, bơm sẽ đưa thuốc vào mạch.
Từ một số tế bào ung thư của một người phụ nữ, các nhà khoa học đã đem lại những bước đột phá về y học trong một trăm năm qua, như vắcxin phòng bại liệt, thuốc điều trị ung thư, cúm...
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các nếp nhăn, a-xít béo omega-3 trong dầu cá rất hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện.
Theo tin đăng tải trên tạp chí Prevention, Mỹ: không chỉ có ruột táo mới tốt cho sức khỏe, vỏ táo cũng phát huy hiệu quả trong ngăn ngừa chứng ung thư.
Trong một cuộc họp thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Phẫu thuật tại San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã xác định được 231 gene mới liên quan đến các bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Đây là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đã gây tử vong cho 2,1% trong tất cả các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư ở Mỹ.
Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.
Các chuyên gia Anh vừa phát triển một kỹ thuật mới cho phép bệnh nhân nhận tạng từ người hiến tặng có nhóm máu khác biệt. Cụ thể là họ loại bỏ một số kháng thể trong máu của người nhận tạng.
Các nhà nghiên cứu Trường đại học Havard (Mỹ) vừa có một thành công mang tính đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc đang trong thời kỳ đầu phát triển ở người.
Sau gần 4 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo và ứng dụng thành công vật liệu gốm thuỷ tinh y sinh làm xương nhân tạo.
Từ kết quả của đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo sản phẩm y sinh học bằng vật liệu composite trên nền polyamide (PA) và polymethylmetacrilat (PMMA)” (2004-2005), với sự hợp tác của Viện Công nghệ châu Á (Thái Lan) - AIT và Trường Leuvel (Bỉ), các nhà khoa học của Trung tâm Công nghệ Vật liệu (Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chế tạo thành công một bộ khuôn ép hộp sọ toàn phần, dùng cho mọi bệnh nhân có chỉ định ghép sọ.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++