Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Miễn dịch học và Ung thư ở trường ĐH Montréal (Canađa) đã sản xuất thành công một lượng lớn các tế bào gốc trong phòng thí nghiệm từ một số ít các tế bào gốc máu được lấy từ tủy xương. Như vậy, nhóm các nhà khoa học liên ngành này, dưới sự chỉ đạo của TS Guy Sauvageau, đã thực hiện được bước tiến dài hướng tới phát triển liệu pháp chữa bệnh dựa vào các tế bào gốc.
Mỗi năm có hàng vạn người trên thế giới chờ đợi trong tuyệt vọng để được ghép tủy xương do không có người hiến phù hợp. Các nhà nghiên cứu đã biết rằng việc cấy ghép tế bào gốc tủy xương có thể khôi phục lại tủy xương của người nhận. Khó khăn chính là thu được đủ số lượng tế bào gốc thích hợp. Nhờ TS Sauvageau và nhóm nghiên cứu của ông, những người bệnh này sẽ có thể có được tuỷ xương mới trong vòng vài năm tới. Ông phát biểu: “Có thể hình dung khả năng cấy ghép cho tất cả người lớn từ những ngân hàng máu dây rốn hiện nay. Nhưng sự đáp ứng tế bào gốc của các ngân hàng máu này hiện quá hạn chế cho sử dụng đại trà ở người lớn”.
Cấy ghép bộ phận cơ thể không gây tác dụng phụ: Y học của tương lai?
Hiện nay, những người nhận cấy ghép buộc phải sử dụng những loại dược phẩm chống sự đào thải các cơ quan cấy ghép và phải chịu đựng các tác dụng phụ trong suốt quãng đời còn lại. Tuy nhiên. TS. Sauvageau nói rằng những nghiên cứu ở chuột hiện nay cho thấy các tế bào gốc tủy xương có thể tránh được sự đào thải thường nhằm vào các cơ quan cứng.
Sự đào thải xuất hiện bởi các tế bào của hệ miễn dịch do tủy xương tạo ra tấn công các bộ phận được cấy ghép vì coi chúng là những kẻ xâm nhập. Bằng phép ngoại suy từ những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thì rất có thể các tế bào gốc sinh huyết cấy ghép lấy từ người hiến và được phát triển trong phòng thí nghiệm có thể tránh được sự đào thải bộ phận này. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc có đủ số lượng tế bào gốc sinh huyết để các tế bào gốc tương thích có thể phù hợp với cơ quan được cấy ghép.
Sử dụng protein để làm sinh sôi tế bào gốc
Để tạo ra một lượng lớn các tế bào gốc sinh huyết trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của TS. Sauvageau đã xác định được 10 protein trong số 700 loại xem xét. 10 protein này xuất hiện tự nhiên trong các tế bào gốc sinh huyết và các nhà nghiên cứu có thể sử dụng từng protein trong số đó để buộc các tế bào này sinh sôi trong phòng thí nghiệm. "Bước tiếp theo là kiểm tra xem liệu chúng có thực hiện được đối với người hay không. Mọi việc đã sẵn sàng”, Guy Sauvageau chỉ rõ. Những thử nghiệm này sẽ được tiến hành tại Bệnh viện Maisonneuve-Rosemont ở Montreal, một trong những trung tâm hàng đầu ở Canađa được thực hiện cấy ghép tế bào gốc. “Chỉ cần một trong số 10 protein đó cho phép các tế bào gốc sinh huyết sinh sôi ở người, thì chúng ta có thể thu được số lượng tế bào cần thiết để thực hiệp việc cấy ghép". Guy Sauvageaucho biết.
Từ một số tế bào ung thư của một người phụ nữ, các nhà khoa học đã đem lại những bước đột phá về y học trong một trăm năm qua, như vắcxin phòng bại liệt, thuốc điều trị ung thư, cúm...
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các nếp nhăn, a-xít béo omega-3 trong dầu cá rất hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện.
Theo tin đăng tải trên tạp chí Prevention, Mỹ: không chỉ có ruột táo mới tốt cho sức khỏe, vỏ táo cũng phát huy hiệu quả trong ngăn ngừa chứng ung thư.
Trong một cuộc họp thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Phẫu thuật tại San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã xác định được 231 gene mới liên quan đến các bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Đây là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đã gây tử vong cho 2,1% trong tất cả các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư ở Mỹ.
Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.
Một nhóm nghiên cứu gia quốc tế đã phát hiện ra rằng, những con tinh tinh hoang dã tự nhiên bị nhiễm virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở khỉ (SIV) – loại virus gây hại cho loài khỉ không đuôi – có thể mắc 1 hội chứng giống bệnh AIDS và tử vong. Các kết quả nghiên cứu này được đăng trên số ra ngày 23/7 của Tạp chí Nature.
Matthew Watson chỉ mới hai tuổi, nhưng đã cậu bé đã có một vết thương, là một cái sẹo kéo dài từ lông mày đến tóc. Đó là một tai nạn để lại trong khi mẹ cậu bé sinh bằng thủ thuật xê da khi một bác sỹ phẫu thuật đã làm rơi một dụng cụ phẫu thuật vào đầu cậu bé.
Các nhà khoa học Thụy Điển đã chế tạo thành công tế bào não, một thành tựu có thể mở ra triển vọng mới trong nỗ lực điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++