Các nhà khoa học vừa tìm ra hai điểm biến đổi gen trên virus cúm gia cầm có khả năng giúp chúng thay đổi đặc tính để có thể tấn công người dễ dàng hơn, tạp chí Nature thông báo.
H5N1 được coi là virus gây bệnh ở động vật vì những protein trên bề mặt của nó có thể kết hợp dễ dàng hơn với các thụ thể nằm trong đường hô hấp của gia cầm.
Các chuyên gia lo ngại rằng, H5N1 có thể lây nhiễm dễ dàng sang người và cướp đi hàng chục triệu sinh mạng, nếu chủng virus này biến đổi để có thể gắn kết dễ dàng hơn với các thụ thể trong đường hô hấp của người.
Trên số mới nhất của tạp chí Nature, một nhóm các nhà khoa học Anh, Mỹ và Nhật Bản tuyên bố họ vừa phát hiện ra hai vị trí đặc biệt trên gen của H5N1 có vai trò quyết định đối với khả năng biến đổi của virus, giúp chúng gắn kết dễ dàng hơn với thụ thể ở gia cầm hoặc người.
Sử dụng 21 mẫu virus H5N1 từ những nạn nhân ở Indonesia và Việt Nam, nhóm chuyên gia phát hiện ra rằng virus trong 3 mẫu có khả năng gắn kết dễ dàng với thụ thể trong đường hô hấp ở người.
"Chúng tôi phát hiện nhiều biến đổi trên gen của virus, trong đó có hai điểm có vai trò quan trọng hơn cả", Yoshihiro Kawaoka, chuyên gia tại Viện Khoa học y khoa thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản) phát biểu. "Nhưng chúng ta không nên chỉ tập trung vào hai vị trí đó. Virus có thể dễ dàng tấn công người nhờ nhiều biến đổi. Hai điểm chúng tôi phát hiện được, tuy quan trọng, chưa chắc đã là duy nhất".
Phát hiện sẽ giúp các nhà khoa học dự đoán được liệu H5N1 có khả năng gây đại dịch ở người hay không.
"Ít nhất thì việc theo dõi những thay đổi ở hai vị trí đó có thể giúp chúng ta biết được khi nào virus biến đổi đặc tính", Yoshihiro Kawaoka bình luận.
Từ một số tế bào ung thư của một người phụ nữ, các nhà khoa học đã đem lại những bước đột phá về y học trong một trăm năm qua, như vắcxin phòng bại liệt, thuốc điều trị ung thư, cúm...
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các nếp nhăn, a-xít béo omega-3 trong dầu cá rất hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện.
Theo tin đăng tải trên tạp chí Prevention, Mỹ: không chỉ có ruột táo mới tốt cho sức khỏe, vỏ táo cũng phát huy hiệu quả trong ngăn ngừa chứng ung thư.
Trong một cuộc họp thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Phẫu thuật tại San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã xác định được 231 gene mới liên quan đến các bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Đây là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đã gây tử vong cho 2,1% trong tất cả các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư ở Mỹ.
Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.
Tế bào gốc đã được lấy ra từ phôi thai người đã ngừng phát triển và được công nhận là đã chết. Đây là phát hiện mới của các nhà khoa học Tây Ban Nha và Anh.
Các nhà khoa học Israel cho biết họ có thể dùng ánh sáng hội tụ từ một loại bóng đèn sợi đốt siêu sáng để tiêu diệt các mô bị ung thư. Họ hy vọng kỹ thuật này có thể thay thế cho phương pháp phẫu thuật khối u bằng tia laser.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nhận diện được gen gây bệnh của virus H5N1. Từ phát hiện này, họ đang cố gắng điều chế ra loại văcxin mới để phòng bệnh cúm từ gia cầm.
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc vừa xác định được cơ chế di căn của căn bệnh ung thư nhờ đó sẽ có bước đột phá trong việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư.
Lần đầu tiên trên thế giới, các khoa học Anh đã nuôi cấy thành công lá gan nhân tạo từ các tế bào gốc, mở ra triển vọng mới trong khoa học giúp cung cấp các bộ phận cơ thể để cấy ghép cho người bệnh.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++