Chúng ta thường xuyên mơ thấy những giấc mơ đẹp và cả ác mộng, song đó không phải là một áp lực tinh thần như buồn phiền, lo lắng, căng thẳng... Giấc mơ hình thành là do hoạt động của từ trường tạo thành.
Nhà tâm lý học Darren Lipnicki, Trung tâm Y học vũ trụ Berlin đã phát hiện những giấc mơ hiếm gặp, kỳ lạ có mối quan hệ đặc biệt với sự hoạt động của từ trường vùng đất quanh đó. Nếu từ trường chậm sẽ làm tăng cường việc tiết ra chất Melatonin - chất có khả năng giúp cho việc điều tiết tốt đồng hồ sinh học của cơ thể con người.
Rất nhiều bằng chứng thú vị chứng minh khả năng làm cho con người có giấc mơ đẹp khi ngủ của chất Melatonin, trên cơ sở đó Lipnicki muốn biết có phải từ trường của vùng đó có khả năng gây ra cùng một hiệu ứng không.
Để chứng thực cho suy đoán này, trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 1997, ông đã ghi chép lại tỉ mỉ từng giấc mơ của mình, tổng cộng đã ghi lại được 2.387 giấc mơ. Sau đó, ông dùng hệ thống chấm điểm hệ số 5 để chấm điểm cho những giấc mơ đó, số điểm thấp nhất sẽ chứng tỏ giấc mơ chân thực nhất.
Ví dụ, mơ thấy mình ngồi bên cạnh bàn làm bài tập toán hoặc vật lý. Song cũng có nhiều giấc mơ không chân thực, chẳng hạn như “một người bạn dựng lên một giàn giáo bằng gỗ cao hơn 2m tại vườn hoa sau nhà tôi.” Những giấc mơ kỳ lạ hiếm gặp trên cơ bản là không sát với thực tế, hoặc “tôi nằm mơ thấy mình nói chuyện với một con khỉ biết nói tiếng Anh tại bờ biển nước ngoài, một cô gái bỗng nhiên biến thành một con búp bê. Sau đó tôi đã về đến nhà.”
Lipnicki đã xem xét biểu đồ thay đổi hoạt động từ trường hằng ngày của thành phố Perth thuộc Australia, vì lúc đó gia đình ông ở tại đây. Ông phát hiện ra chỉ số K của hoạt động từ trường tại khu vực này xuất hiện 70 ngày là hoạt động mạnh, những ngày từ trường hoạt động không mạnh có 66 ngày. Sau khi phân tích thống kê, ông nhận thấy trong những ngày từ trường hoạt động yếu ông càng hay có những giấc mơ kỳ lạ, hiếm gặp. Tất nhiên mối liên hệ này không chứng minh được hoạt động từ trường của Trái đất có thể làm cho bạn có những giấc mơ đẹp.
Từ một số tế bào ung thư của một người phụ nữ, các nhà khoa học đã đem lại những bước đột phá về y học trong một trăm năm qua, như vắcxin phòng bại liệt, thuốc điều trị ung thư, cúm...
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các nếp nhăn, a-xít béo omega-3 trong dầu cá rất hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện.
Theo tin đăng tải trên tạp chí Prevention, Mỹ: không chỉ có ruột táo mới tốt cho sức khỏe, vỏ táo cũng phát huy hiệu quả trong ngăn ngừa chứng ung thư.
Trong một cuộc họp thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Phẫu thuật tại San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã xác định được 231 gene mới liên quan đến các bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Đây là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đã gây tử vong cho 2,1% trong tất cả các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư ở Mỹ.
Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.
Các nhà khoa học thuộc ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM đã thành công trong việc nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh trùng mở ra triển vọng điều trị vô sinh ở nam giới.
Các nhà khoa học Anh vừa công bố một loại cao dán phát sáng có thể làm lành vết thương và phá hủy tác nhân gây ung thư da bằng cách nối với nguồn sáng.
Não người bỏ xa máy tính về khả năng nhận ra các khuôn mặt và các vật thể, với các mức độ khó dễ khác nhau về kích thước, màu sắc, hướng, điều kiện ánh sáng và các nhân tố khác. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết nhiều về việc não của chúng ta tiến hành quá trình xử lí hình ảnh này như thế nào.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++