Các tác giả Leilei Gao (Đại Học Hồng Kông của Trung Quốc), S. Christian Wheeler và Baba Shiv (cả hai đều từ trường đại học Standford) xem xét làm sao các thao tác tinh tế như là yêu cầu ai đó viết bằng tay không thuận của họ có thể giảm, ở mức độ có thể đo được, sự tự tin của một người.
Các tác giả gọi đây là “tự thân bị lung lay” và tin rằng nó sẽ dai dẳng cho đến khi người đó có thể làm, có được và nghĩ được điều mà khôi phục lại được sự tự tin.
Các tác giả viết rằng “Chúng tôi cho thấy rằng, các mối đe doạ đến một sự tự nhìn nhận quan trọng có thể làm lung lay tạm thời sự tự tin của một người về quan điểm cụ thể về bản thân đó, điều này gây ra sự lựa chọn các sản phẩm mà giúp khôi phục sự tự tin về cái nhìn về bản thân đó”.
Một trong những nghiên cứu đó là, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia viết về các hành vi có ý thức về sức khoẻ bằng tay thuận và không thuận.
Sau đó, một số người đó đã viết những bài luận về giá trị quan trọng nhất trong cuộc sống của họ (một hoạt động được sắp xếp nhằm khôi phục sự tự tin).
Tất cả những người tham gia đã đánh giá tính khí và mức độ tự trọng của họ và sau đó chọn giữa một chút thức ăn tốt cho sức khoẻ (một trái táo) và không tốt cho sức khoẻ (thanh kẹo).
Những người tham gia mà sự tự tin của họ bị lung lay (bằng cách không sử dụng tay thuận) mà không phải tự khẳng định bằng bài luận thì có nhiều khả năng chọn đồ ăn tốt cho sức khoẻ để khôi phục sự tin tưởng về ý thức sức khoẻ.
Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về hiện tượng “tự tin bị lung lay” ở những người mà thường tự tin, thay vì những người mà có thói quen hay thiếu sự tự tin.
Các tác giả viết “Cụ thể là, chúng tôi cho thấy là, ảnh hưởng của niềm tin về sự nhìn nhận bản thân thấp lên sự lựa chọn của người tiêu dùng có thể bị loại bỏ bởi cả các chiến lược ủng hộ trực tiếp này và gián tiếp”.