Lần đầu tiên trên thế giới, các khoa học Anh đã nuôi cấy thành công lá gan nhân tạo từ các tế bào gốc, mở ra triển vọng mới trong khoa học giúp cung cấp các bộ phận cơ thể để cấy ghép cho người bệnh.
Kỹ thuật này đã tạo ra “lá gan nhỏ”, chỉ bằng kích thước đồng xu, sau đó nó sẽ được các nhà khoa học nuôi lớn để tạo ra một lá gan to bằng lá gan của con người và hoạt động bình thường.
Các nhà nghiên cứu Đại học Newcastle cho biết, các mô được tạo ra từ máu lấy từ dây nhau trẻ em sơ sinh chỉ vài phút sau khi các em bé này chào đời.
Các chuyên gia là TS Nico Forraz và GS Colin McGuckin đã thành lập một công ty có tên ConoStem để mang kết quả nghiên cứu của họ vào kinh doanh.
Tuy nhiên họ cho rằng còn mất cả chục năm nữa thì mới có thể dùng gan nhân tạo để cấy vào cơ thể người.
Gan nhân tạo được "chế tạo" nhờ một lò cấy dùng vi trọng lượng, dùng công nghệ của NASA.
Giới nghiên cứu cho biết thêm, lá gan nhỏ này có thể được dùng để thử nghiệm các loại thuốc mới trên lá gan nhân tạo thay vì thử trên người thật như lâu nay.
Sử dụng lá gan phòng thí nghiệm này cũng sẽ giảm số lượng các cuộc thử nghiệm trên thú vật.
Các nhà khoa học hy vọng trong vòng năm năm tới, các mô nhân tạo có thể dùng để chữa lành các lá gan bị thương tổn vì thương tích, bệnh hoạn, lạm dụng rượu và thuốc lá. Và chỉ trong 15 năm tới, các cuộc cấy ghép gan toàn diện có thể thực hiện bằng các lá gan trồng trong phòng thí nghiệm.
Sáng chế này được coi như một thành tựu lớn, và bởi vì cấy gan nhân tạo không cần phôi thai, nó cũng sẽ được ủng hộ của các tổ chức lo ngại về vấn đề đạo đức.
Hiện có khoảng 10% dân số Anh bị bệnh về gan, chủ yếu do rượu chè và bệnh béo phì.
Từ một số tế bào ung thư của một người phụ nữ, các nhà khoa học đã đem lại những bước đột phá về y học trong một trăm năm qua, như vắcxin phòng bại liệt, thuốc điều trị ung thư, cúm...
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các nếp nhăn, a-xít béo omega-3 trong dầu cá rất hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện.
Theo tin đăng tải trên tạp chí Prevention, Mỹ: không chỉ có ruột táo mới tốt cho sức khỏe, vỏ táo cũng phát huy hiệu quả trong ngăn ngừa chứng ung thư.
Trong một cuộc họp thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Phẫu thuật tại San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã xác định được 231 gene mới liên quan đến các bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Đây là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đã gây tử vong cho 2,1% trong tất cả các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư ở Mỹ.
Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.
Các nhà khoa học Israel cho biết họ có thể dùng ánh sáng hội tụ từ một loại bóng đèn sợi đốt siêu sáng để tiêu diệt các mô bị ung thư. Họ hy vọng kỹ thuật này có thể thay thế cho phương pháp phẫu thuật khối u bằng tia laser.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nhận diện được gen gây bệnh của virus H5N1. Từ phát hiện này, họ đang cố gắng điều chế ra loại văcxin mới để phòng bệnh cúm từ gia cầm.
Một nhóm các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc vừa xác định được cơ chế di căn của căn bệnh ung thư nhờ đó sẽ có bước đột phá trong việc ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư.
Các nhà khoa học Mỹ vừa thực hiện thành công một loạt các cuộc cấy ghép buồng trứng đối với những phụ nữ mãn kinh sớm, bằng việc sử dụng mô từ những chị em sinh đôi giống nhau.
Đối với nhiều người, hiện tượng có khả năng thính giác trong đầu là một trải nghiệm tích cực, chứ không phải là dấu hiệu của bệnh tâm thần hay tình trạng kiệt sức nào cả. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Manchester đang cố gắng tìm ra nguyên nhân đã đến hiện tượng này.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++