Theo một nghiên cứu vừa công bố, một nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã chế tạo thành công một dạng tổng hợp của loại vi khuẩn E-cô-li thông thường có thể giúp tạo nên nguồn nhiên liệu sinh học tốt hơn.
Bằng cách chuyển đổi cấu trúc gen của vi khuẩn này, các nhà nghiên cứu có thể kích thích nó sản sinh ra các dạng cồn chuỗi dài có năng lượng phân bố dày đặc hơn so với các loại còn tìm thấy trong tự nhiên.
Cồn, một trong những nguồn nhiên liệu sinh học hàng đầu chỉ chứa 2 nguyên tử các-bon, còn với các loại cồn chuỗi dài sản sinh trong tự nhiên phổ biến nhất chứa không quá 5 nguyên tử các-bon.
Tuy nhiên cồn sản sinh ra trong nghiên cứu E. cô-li của phòng thí nghiệm Los Angeles của đại học California chứa tới 8 nguyên tử các-bon, điều này có nghĩa là nó mang năng lượng lớn hơn nhiều.
Các loại cồn chuỗi dài này cũng tương đối dễ dàng tách ra khỏi nước, tạo ra nhiêu liệu sinh học lý tưởng.
Cồn có cấu trúc chuỗi dài hơn có một số ưu điểm”, dẫn đầu nhóm nghiên cứu James Liao cho biết. “Cồn này chứa nhiều năng lượng hơn trên một ga-lông nhiên liệu, không ăn mòn động cơ và có khả năng tương thích hơn với nhiêu liệu máy bay phản lực và nhiêu liệu diesel.”
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu có thể tổng hợp được loại cồn cấu trúc chuỗi dài.
Nhóm nghiên cứu của Liao thực hiện tổng hợp bằng cách chèn các nhiễm sắc thể vào phân tử AND của E. cô-li, có thể giúp sản xuất hàng loạt dạng tự nhiên, được kéo dài của một hợp chất mà có thể biến thành một loại a-mi-nô a-xít.
Hai gen bổ sung trên nhiễm sắc thể giúp mã hóa các enzyme, chuyển đổi hợp chất được kéo dài thành cồn 6 các-bon.
“Bước tiếp theo là sản xuất đủ khối lượng hợp chất này rồi chuyển cho một công ty phát triển nó” Liao cho AFP biết.
“Đó không phải là chuyện tầm phào đâu, chúng ta cần phải lạc quan vào hướng đi này, lạc quan vào tiến trình và điều kiện hiện có.”
Tuy nhiên, cũng theo ông, kết quả nghiên cứu chưa hứa hẹn điều gì cho việc sản xuất hàng loạt các loại cồn kết cấu chuỗi dài khác nhau.
Từ một số tế bào ung thư của một người phụ nữ, các nhà khoa học đã đem lại những bước đột phá về y học trong một trăm năm qua, như vắcxin phòng bại liệt, thuốc điều trị ung thư, cúm...
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các nếp nhăn, a-xít béo omega-3 trong dầu cá rất hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện.
Theo tin đăng tải trên tạp chí Prevention, Mỹ: không chỉ có ruột táo mới tốt cho sức khỏe, vỏ táo cũng phát huy hiệu quả trong ngăn ngừa chứng ung thư.
Trong một cuộc họp thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Phẫu thuật tại San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã xác định được 231 gene mới liên quan đến các bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Đây là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đã gây tử vong cho 2,1% trong tất cả các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư ở Mỹ.
Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.
Bệnh đái đường và mức đường huyết cao có thể liên quan đến những bất thường trong đồng hồ sinh học và giấc ngủ của một người, theo như một nghiên cứu kết hợp trên bộ gien được công bố trên tạp chí Nature Genetics.
Michael J. Tarr, nhà khoa học tại đại học Brown cùng sinh viên tốt nghiệp Adrian Nestor đã khám phá ra sự khác biệt về màu sắc khi phân tích nhiều gương mặt. Họ xác định rằng đàn ông có khuynh hướng da hơi đo đỏ và nhìn chung thì da ở phụ nữ hơi xanh.
Các khoa học gia được Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ sinh học (BBSRC) tài trợ đã nhận ra 1 phương pháp mới để làm thay đổi khả năng phát triển phổi trong phôi thai, cứu giúp những trẻ sinh thiếu tháng.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++