Đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc

Các nhà nghiên cứu Trường đại học Havard (Mỹ) vừa có một thành công mang tính đột phá mới trong nghiên cứu tế bào gốc đang trong thời kỳ đầu phát triển ở người.

Họ đã đưa tế bào gốc ở thể phôi thai vào một tế bào da bình thường mà không cần sử dụng tế bào trứng của người.

Thành công này mở ra triển vọng sử dụng các tế bào gốc phôi thai để phát triển chúng thành các loại mô, máu, hoặc các cơ quan nội tạng ở người mà không phải sử dụng công nghệ nhân bản người, hình thức đã bị lên án là phi đạo đức và bị cấm ở nhiều nước.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các tế bào gốc phôi thai mới tạo ra, được nuôi cấy để phát triển thành 3 loại tế bào cơ bản của cơ thể người và có thể được sử dụng như một nguồn cấy ghép để điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư, Pakinson (bệnh liệt rung), Alzheirmer (giảm trí nhớ)... và nhiều bệnh khác. Chúng có khả năng lập trình lại các nhiễm sắc thể của tế bào người. Liệu pháp điều trị này không vi phạm các luật cấm nhân bản người hoặc tạo ra các bào thai người để nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, các tế bào gốc phôi thai mới tạo ra có chứa các nhiễm sắc thể của tế bào gốc ban đầu được sử dụng để tạo ra chúng, bởi vậy chúng có thể không tương thích một cách hoàn hảo với người bệnh. Tuy nhiên, khoa học gen hiện đại có thể giải quyết được khiếm khuyết này.

(Theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++