|
Ảnh: BlogSkin |
Kết quả nghiên cứu dựa trên các thử nghiệm mà ở đó người tham giá được nghe một số âm tiết trong khi luồng khí đập vào da họ, cho thấy não cảm nhận và kết hợp thông tin từ nhiều giác quan khác nhau để tạo dựng nên một bức tranh sự vật xung quanh chúng ta.
Cùng với một công trình khác gần đây, nghiên cứu đã tác động nhất định lên quan điểm truyền thống cho rằng chúng ta chỉ cảm nhận thế giới bằng cái đầu.
“Đó là điều rất khác biệt so với quan niệm truyền thống, dựa trên thực tế là chúng ta có mắt nên chúng ta tự nghĩ là thấy được thông tin hữu hình. Đó là một điều khá là sai lầm,” người thực hiện nghiên cứu Bryan Gick thuộc Đại học Columbia Anh Quốc, Vancouver nói với phóng viên LiveScience.
“Một giải thích hợp lý hơn là chúng ta có bộ não để cảm nhận ngoài mắt để thấy, tai để nghe.”
Với những khả năng như thế, Gick coi con người như là “bộ máy cảm nhận bằng toàn bộ cơ thể.”
Chúng ta nhận biết như thế nào?
Công trình của Gick dựa trên các nghiên cứu trước đây mà đã chỉ ra rằng chúng ta có thể thấy được âm thanh, nghe được ánh sáng thậm chí khi chúng ta không chủ ý nhận ra nó. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng nếu bạn quan sát cử động môi của một người khác và nghĩ rằng người đó đang nói thì các vùng thính giác trong não bạn sẽ sáng lên, Gick nói.
Các nhà khoa học đã giải thích năng lực cảm nhận như vậy là kết quả của sự trải nghiệm khi chúng ta nghe người khác nói thường xuyên và do đó là cách tự nhiên để học cách kết hợp những gì nhìn thấy với những gì mình nghe được.
Một giải thích khác có thể là khả năng bẩm sinh. Và do vậy, Gick và đồng nghiệp Donald Derrick đã nghiên cứu hai giác quan mà nói thường không được ghép đôi – thính giác và khứu giác – để tìm hiểu căn nguyên của năng lực tri giác.
Da nghe bằng cách nào?
Nhóm đã tập trung vào các âm bật hơi như "pa" và "ta" liên quan đến tiếng nổ không khí không nghe thấy khi âm được phát ra cũng như các âm không bật hơi như "ba" và "da."
Những người tham gia nghiên cứu được bịt mắt nghe các đoạn ghi âm giọng nói đàn ông đọc 4 âm tiết (pa, ta, ba or da) và nhấn nút để chỉ ra âm nào họ nghe được. Tình nguyện viên tham gia được chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 22 người, với một nhóm được nghe các âm tiết trong khi một luồng khí được thổi vào tay, và một nhóm khác được thổi khí vào cổ và nhóm đối chứng nghe âm thanh mà không cần thổi khí.
Khoảng 10% thời gian khi khí được thổi vào gia, những người tham gia đã cảm nhận sai các âm tiết không bật hơi vì các âm tiết bật hơi tương đương nhau. Do vậy, khi một người nói “ba”, người tham gia sẽ nghe ra là “pa’. Trong khi đó, nhóm đối chứng không cho thấy cảm nhận sai nào.
Thử nghiệm theo sau trong đó người tham gia chỉ bị chạm nhẹ trên da chứ không phải là thổi luồng khí không cho thấy sự lẫn lộn như thế giữa các âm bật hơi và không bật hơi.
Bước kế tiếp, Gick đang làm việc với các nhà khoa học tại Đại học California - San Francisco để chỉ ra cách thức não cho phép sự kết hợp đa giác quan đó.