Kết quả một cuộc điều tra mới nhất tại Ðà Nẵng Hà Tĩnh và Hải Phòng do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tiến hành với sự giúp đỡ về kỹ thuật của tổ chức ORBIS có tới 2614% học sinh mắc các tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị) trong tổng số học sinh được điều tra.
Các nguyên nhân bị "bỏ qua"
(Ảnh minh họa)
Khoa nhi Bệnh viện Mắt Trung ương lúc nào cũng đông trẻ em đến khám. Trong số các bệnh về mắt trẻ em có nhiều trường hợp bị tật khúc xạ. Em Nguyễn Vũ Nam tám tuổi ở quận Cầu Giấy Hà Nội vẻ mặt lúc nào cũng ngơ ngác vì... thị lực kém. Bác sĩ cho biết em bị bệnh nhược thị khá nặng từ lâu mà gia đình không "để ý" và may mắn em được chữa trị kịp thời nếu chậm trễ thì đôi mắt của em sẽ mang tật suốt đời.
Cận thị nói riêng và tật khúc xạ nói chung gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của học sinh. Tật khúc xạ mới đây đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định là một trong những nguyên nhân gây mù chính.
Theo điều tra tỷ lệ cận thị chiếm 7953% trong số đó số nữ sinh mắc tật khúc xạ chiếm 2907% cao hơn tỷ lệ ở nam học sinh là 2303%; học sinh ở khu vực thành phố bị tật khúc xạ chiếm 2694% cao hơn vùng nông thôn với tỷ lệ 1444%.
Học sinh tiểu học mắc tật khúc xạ ít hơn học sinh THCS và THPT với các tỷ lệ là 1867% 2347% và 3268% trên tổng số các nhóm học sinh tiểu học THCS và THPT tham gia vào cuộc điều tra. Ðiều đáng quan tâm là những người bị mù hoặc giảm thị lực do tật khúc xạ có thể khỏi mù hoặc có ngay thị lực bình thường nếu được phát hiện và đeo kính đúng cách.
Ông Nguyễn Ðức Minh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giải thích một trong những nguyên nhân gây tật khúc xạ ở học sinh là môi trường học tập chưa hợp vệ sinh phòng học thiếu ánh sáng bàn ghế chưa đúng kích cỡ và đặc biệt là thời gian học tập trong ngày quá dài cả ở trường và ở nhà
Còn TS. Nguyễn Chí Dũng Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: "Một nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng này là do chính các em học sinh như "nghiện" xem hoạt hình chơi trò chơi điện tử và sử dụng internet đọc sách quá nhiều ăn uống không đủ chất và cả do nguyên nhân di truyền...". Phần lớn học sinh chưa được khám mắt định kỳ. Mới có khoảng hai phần ba số học sinh được khám mắt và chỉ có khoảng một nửa số học sinh được khám mắt 1-2 lần/năm. Trong khi đó kiến thức về chăm sóc bảo vệ mắt của phụ huynh học sinh còn rất hạn chế nhất là tại vùng nông thôn. Hầu hết học sinh cũng chưa được học về chăm sóc bảo vệ mắt.
Y tế trường học... thiếu và yếu
Ảnh minh họa: dalat.gov.vn
Trên thực tế từ năm 2006 Bộ Y tế đã có ban hành các chính sách văn bản hướng dẫn thực hiện việc phòng chống các bệnh tật học đường nhưng việc thực hiện lại không "theo kịp" với diễn biến phức tạp của bệnh tật và các "vấn đề" của học tập như số học sinh tăng và giờ học tăng.
TS. Trần Ðắc Phu Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và Môi trường phải khẳng định các trung tâm y tế dự phòng tỉnh huyện mạng lưới cán bộ làm công tác y tế trường học còn thiếu nhiều về số lượng và chưa bảo đảm về chất lượng. Một số trung tâm y tế dự phòng tuy đã thành lập được bộ phận y tế trường học nhưng số cán bộ thuộc biên chế rất thiếu năng lực chuyên môn y tế trường còn kém. Hầu như trong tất cả các trường học chưa có cán bộ y tế chuyên trách và chưa có các phương tiện tài liệu phục vụ cho việc phát hiện sớm tuyên truyền phòng chống các bệnh về mắt của học sinh.
Hiện nay cả nước có khoảng tám triệu học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện chiếm khoảng 44% so với học sinh sinh viên trong cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y tế còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng. Ðặc biệt là những tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa vùng khó khăn thì số học sinh tham gia bảo hiểm y tế là rất thấp. Vì vậy nguồn kinh phí do bảo hiểm y tế để lại đối với các trường này hầu như không đáng kể.
"Gỡ khó" từ Chương trình mục tiêu quốc gia
Các chuyên gia y tế kiến nghị về chăm sóc mắt học đường nói chung và phòng chống tật khúc xạ nói riêng nhằm tiến tới xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp. Ðể giảm những khó khăn trong điều trị bệnh học đường ngành y tế và giáo dục cần phối hợp để phát hiện theo dõi chăm sóc những đối tượng mắc bệnh mới không để diễn biến nặng hơn. Các biện pháp phòng chống các bệnh học đường không chỉ được can thiệp ở trường mà còn ở nhà. Ngay cả các bậc cha mẹ cũng cần có chế độ học cân đối hợp lý giữa chơi và học trong tình trạng thiếu sân chơi cho trẻ em hiện nay nhất là ở các thành phố lớn.
Từ một số tế bào ung thư của một người phụ nữ, các nhà khoa học đã đem lại những bước đột phá về y học trong một trăm năm qua, như vắcxin phòng bại liệt, thuốc điều trị ung thư, cúm...
Ngoài tác dụng ngăn ngừa các nếp nhăn, a-xít béo omega-3 trong dầu cá rất hiệu quả trong việc giảm sưng và giảm đau với những người bị viêm khớp, đau lưng, giúp giảm nguy cơ máu vón cục... Tuy nhiên, dù là thuốc bổ nhưng không thể sử dụng tuỳ tiện.
Theo tin đăng tải trên tạp chí Prevention, Mỹ: không chỉ có ruột táo mới tốt cho sức khỏe, vỏ táo cũng phát huy hiệu quả trong ngăn ngừa chứng ung thư.
Trong một cuộc họp thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Phẫu thuật tại San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết, họ đã xác định được 231 gene mới liên quan đến các bệnh ung thư vùng đầu và cổ. Đây là những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đã gây tử vong cho 2,1% trong tất cả các trường hợp tử vong vì bệnh ung thư ở Mỹ.
Năm 2009 là một năm không có nhiều đột phá ấn tượng nhưng mỗi đột phá đều đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe cộng đồng hay mở ra những hy vọng mới cho cả nhân loại.
Việc các con bê ra đời từ tế bào trứng đông lạnh không mới mẻ đối với thế giới (dù tỷ lệ thành công rất thấp). Nhưng ở Việt Nam, đây là nghiên cứu đầu tiên và nó mở ra triển vọng giúp những phụ nữ bị ung thư phải trị xạ vẫn có thể có con.
Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật của bạn. Chế độ ăn phù hợp giúp bạn tránh những phiền phức hậu phẫu như chứng táo bón đồng thời giúp vết thương mau lành hơn.
Không chỉ có chức năng như một chiếc khẩu trang thông thường, những chiếc khẩu trang do Marjan Kooroshnia chế tạo còn có thể thay đổi màu sắc phụ thuộc vào nhiệt độ của hơi thở - một biện pháp mới giúp phòng ngừa lây lan dịch cúm trong mùa đông giá lạnh này.
Với hệ thống “virtopsy” (khám nghiệm tử thi ảo), giáo sư Michael Thali và các cộng sự ở Đại học Berne (Thụy Sĩ) mỗi năm thực hiện khoảng 100 ca khám nghiệm tử thi mà không cần dùng đến dao mổ để xác định nguyên nhân tử vong của nạn nhân.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++