Dầu mỏ là nhiên liệu của cuộc sống hiện đại. Có nguồn gốc từ các chuỗi hydrocarbon dài, dầu mỏ có thể được “bẻ gãy” để tạo thành rất nhiều chất và sản phẩm có ích. Các nguồn nhiên liệu hoá thạch khác như than đá và khí tự nhiên lại có cấu tạo từ các chuỗi ngắn hơn và khó có thể xắp xếp lại các nguyên tử carbon và hydro của chúng để tạo thành các loại nhiên liệu chẳng hạn như dầu diesel. Giờ đây, các nhà hoá học đã sử dụng một phương pháp tổng hợp chất hữu cơ có xúc tác đặc biệt để tạo ra những chuỗi hydrocarbon có ích hơn từ các chuỗi phân tử ngắn. Điều này mở ra một cách mới để sản xuất nhiên liệu thay thế trong tương lai.
Nhà hóa học Alan Goldman, Đại học Rutgers và Maurice Brookhart, Đại học Bắc Carolina đã sử dụng phân tử iridium để tách hydro ra khỏi chuỗi hydrocarbon. Không có hydro để liên kết, các nguyên tử carbon sẽ lên kết với chính các nguyên tử carbon khác. Tiếp theo họ đưa vào trong chuỗi một chất xúc tác có tên là Schrock (việc tìm ra loại chất xúc tác này đã được trao giải Nobel về hoá học năm 2005) để tổng hợp lại chuỗi carbon thành chuỗi phân tử có khối lượng lớn và dài hơn. Sau đó hydro được đưa vào và nhanh chóng liên kết với chuỗi carbon trên, tạo thành chuỗi hydrocarbon.
Goldman phát biểu rằng, họ lấy những chất không mong muốn có khối lượng trung bình và chuyển chúng thành những sản phẩm có khối lượng nhỏ hơn nhưng có ích hơn. Quá trình này có khả năng biến than đá, các sản phẩm còn lại của quá trình lọc dầu hay thậm chí cả thực vật trở thành nhiên liệu diesel và các hydrocarbon hữu ích khác.
Brookhart nhấn mạnh rằng, kỹ thuật này cần quá trình tinh lọc trước khi có thể được sử dụng hiệu quả. Điều đáng nói ở đây chính là việc phát triển chất xúc tác Schrock có tuổi thọ cao hơn. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cần tạo ra được những chuỗi hydrocarbon có ích chứ không phải hàng loạt các biến thể của nó.
Kỹ thuật này dường như hiệu quả hơn so với những nghiên cứu trước đó trên thế giới và nó có thể là một bước quan trọng để trong tương lai con người ít phụ thuộc hơn vào dầu mỏ.
Thiết bị CR5 được coi là một đột phá đầy tiềm năng để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xử lý chất thải cacbonic từ các cơ sở sản xuất và sản xuất khí tổng hợp dùng làm nhiên liệu thay thế các nhiên liệu truyền thống.
Khai thác titan ilmenit và các khoáng vật có ích đi kèm như rutil, zircon, monazite và xuất khẩu thô cần được tổ chức quy củ, chặt chẽ. Từ đó, mới có thể bảo vệ tài nguyên và môi trường một cách tốt nhất.
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã chế tạo ra một loại polymer dùng để sản xuất ra loại chất dẻo được ứng dụng nhiều trong đời sống dựa trên công nghệ sinh học, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Graphen – các lớp cacbon xếp chồng lên nhau từng được biết như một vật liệu mới siêu mỏng siêu bền và siêu dẫn điện. Các nhà khoa học Đại học London vừa khám phá cơ chế hình thành nên loại vật liệu này.
Các nhà khoa học Anh và Mỹ vừa phát triển được một loại chất dẻo mới có thể thách thức vị thế của silicon trong vai trò làm vật liệu cho một số thiết bị điện tử.
Trong ngày 4.10.2005, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển cũng đã trao giải thưởng Nobel về Vật lý cho ba nhà khoa học Roy J. Glauber (Mỹ), John L. Hall (Mỹ) và Theodor W. Hansch (Đức) cho những nghiên cứu về ánh sáng mà cụ thể là những miêu tả lý thuyết về hoạt động của hạt ánh sáng cũng như việc nghiên cứu quang phổ dựa trên ánh sáng laser. Đây là yếu tố quyết định đến màu sắc của các nguyên tử và phân tử với độ chính xác tuyệt đối.
Đặt tên Copernicium để tỏ lòng kính trọng một nhà khoa học có ảnh hưởng trong lịch sử văn minh nhân loại, để làm nổi bật sự liên quan giữa Thiên văn học và lĩnh vực Hoá học hạt nhân.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California (Caltech) và Công ty tổng hợp gen hàng đầu thế giới DNA2.0 đã thực hiện bước tiến quan trọng trong việc phát triển quy trình hiệu quả chiết xuất đường từ cellulose - một loại nguyên liệu hữu cơ nhiều nhất thế giới và lưu trữ năng lượng mặt trời rẻ nhất. Đường thực vật có thể chuyển thành nhiều loại nhiên liệu tái tạo như ethanol hay butanol một cách dễ dàng.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++