Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yale, Mỹ, vừa phát hiện ra lực ánh sáng "đẩy", có thể được sử dụng để điều khiển các bộ phận trên các micro chip silicon. Điều này có nghĩa là trong tương lai các thiết bị nano có thể được điều khiển bằng ánh sáng thay vì bằng điện.
Trước đó, nhóm đã khám phá ra lực "hút" của ánh sáng và chứng tỏ nó có thể được điều khiển như thế nào để di chuyển các bộ phận trên các hệ micro và nano điện tử, các công tắc cơ trên một con chip. Hiện giờ, các nhà khoa học đã khám phá ra lực đẩy bù.
Từ năm 2005, các nhà nghiên cứu đã mô tả trên lý thuyết sự hiện diện của cả lực hút và lực đẩy của ánh sáng nhưng phải cho đến nay mới chứng minh được.
Lực hút và lực đẩy mà nhóm nghiên cứu khám phá được tách từ lực được tạo ra do áp lực bức xạ của ánh sáng, đẩy vào một vật thể khi ánh sáng được chiếu vào nó. Thay vì vậy, chúng đẩy hoặc kéo theo kiểu chuyển vị ngang từ hướng ánh sáng di chuyển.
Trước đó, các kỹ sư đã sử dụng lực hút mà họ phát hiện để di chuyển các bộ phận trên một chip silicon theo một hướng, ví dụ như kéo một công tắc cỡ nano để mở nó, nhưng không thể đẩy nó theo hướng ngược lại. Sử dụng cả hai lực nghĩa là giờ đây họ có thể hoàn toàn điều khiển và thao tác với một số bộ phận ở cả hai hướng.
Nhằm tạo ra lực đẩy trên một chip silicon, nhóm đã phân tách một chùm tia tử ngoại thành hai chùm riêng biệt và buộc mỗi một chùm di chuyển qua một độ dài khác nhau của một dây nano silicon, còn được gọi là ống dẫn sóng. Kết quả là, hai chùm ánh sáng trở nên lệch pha nhau, tạo ra lực đẩy với cường độ có thể kiểm soát được, hai chùm sáng càng lệch pha nhau thì lực đẩy càng mạnh.
Nhóm nghiên cứu cho biết, trong tương lai các lực của ánh sáng này có thể điều khiển các linh kiện viễn thông sẽ đòi hỏi ít năng lượng nhưng chạy nhanh hơn so với những linh kiện hiện tại.
Thiết bị CR5 được coi là một đột phá đầy tiềm năng để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xử lý chất thải cacbonic từ các cơ sở sản xuất và sản xuất khí tổng hợp dùng làm nhiên liệu thay thế các nhiên liệu truyền thống.
Khai thác titan ilmenit và các khoáng vật có ích đi kèm như rutil, zircon, monazite và xuất khẩu thô cần được tổ chức quy củ, chặt chẽ. Từ đó, mới có thể bảo vệ tài nguyên và môi trường một cách tốt nhất.
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã chế tạo ra một loại polymer dùng để sản xuất ra loại chất dẻo được ứng dụng nhiều trong đời sống dựa trên công nghệ sinh học, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Graphen – các lớp cacbon xếp chồng lên nhau từng được biết như một vật liệu mới siêu mỏng siêu bền và siêu dẫn điện. Các nhà khoa học Đại học London vừa khám phá cơ chế hình thành nên loại vật liệu này.
Cứng, bền và chịu nhiệt độ cũng như ôxy hoá tốt hơn kim cương, loại cacbua Bo bậc ba này là một loại vật liệu mới được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS). Vật liệu mới thực chất là sự kết hợp của kim cương và nguyên tố hoá học Bo để tạo ra một loại hợp chất có những đặc tính tốt hơn kim cương.
Các nhà nghiên cứu trường đại học Rochester đang sử dụng công nghệ ánh sáng laser sẽ giúp được quân đội tạo ra các dạng kim loại mới có thể hướng dẫn, thu hút và đẩy chất lỏng và làm lạnh các thiết bị điện tử nhỏ. Công trình được tài trợ bởi Phòng nghiên cứu khoa học không quân (AFOSR)
Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát triển một kỹ thuật mới để sản xuất những viên kim cương cỡ cực lớn, chất lượng cao. Loại kim cương này sẽ sớm thúc đẩy ngành công nghệ quang học cũng như lấp lánh trên ngón tay của những người giàu có
Các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế một phương pháp sử dụng khí nhà kính CO2 và vỏ cam để sản xuất polymer. Họ hy vọng một ngày nào đó có thể thu thập loại khí này để sản xuất chất dẻo, thay vì thải vào khí quyển.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++