Các nhà khoa học đã tạo ra được phân tử đầu tiên có thể tự di chuyển theo đường thẳng nằm trên một mặt phẳng. Phân tử này di chuyển nhái theo cách mà con người bước đi. Đó là phân tử 9,10-dithioanthracene (DTA), được tạo ra từ một dẫn xuất của hắc ín liên kết với hai hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh. Khi được cung cấp nhiệt, hai hợp chất này sẽ thay nhau di chuyển, do đó ở cùng một thời điểm chỉ có duy nhất một hợp chất được nâng lên khỏi bề mặt của đồng. “Đôi chân” được cấy vào này sẽ giữ cho phân tử khỏi bị trượt hay thay đổi hướng đi, thậm chí cả trong trường hợp nó bị đẩy hay kéo bởi một thiết bị dò.
Trong các cuộc thử nghiệm, ngoài việc giữ được thăng bằng, DTA đã thực hiện được 10.000 bước đi mà không cần có sự trợ giúp của các tay vịn hay đường rãnh. Các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học California, Riverside cùng với các đồng nghiệp gợi ý rằng, dự án nghiên cứu này có thể dẫn đến sự ra đời của các máy tính phân tử. Hoạt động của phân tử DTA cũng giống như hoạt động của các phân tử trong các bảng tính nano.
Thiết bị CR5 được coi là một đột phá đầy tiềm năng để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xử lý chất thải cacbonic từ các cơ sở sản xuất và sản xuất khí tổng hợp dùng làm nhiên liệu thay thế các nhiên liệu truyền thống.
Khai thác titan ilmenit và các khoáng vật có ích đi kèm như rutil, zircon, monazite và xuất khẩu thô cần được tổ chức quy củ, chặt chẽ. Từ đó, mới có thể bảo vệ tài nguyên và môi trường một cách tốt nhất.
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã chế tạo ra một loại polymer dùng để sản xuất ra loại chất dẻo được ứng dụng nhiều trong đời sống dựa trên công nghệ sinh học, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Graphen – các lớp cacbon xếp chồng lên nhau từng được biết như một vật liệu mới siêu mỏng siêu bền và siêu dẫn điện. Các nhà khoa học Đại học London vừa khám phá cơ chế hình thành nên loại vật liệu này.
Ngoài thuyết tương đối, Albert Einstein cũng đã giải thích lý thuyết chuyển động Brown, chuyển động của các hạt cực nhỏ trôi lơ lửng trong chất lỏng, bằng việc chỉ ra rằng tác động của các phân tử xung quanh có thể tạo ra chuyển động ngẫu nhiên của các hạt. Không giống như Einstein dự đoán, các nhà lý thuyết đã cho rằng chuyển động Brown không hoàn toàn là chuyển động ngẫu nhiên và ngày nay các nhà thực nghiệm đã khẳng định điều đó.
Dầu mỏ là nhiên liệu của cuộc sống hiện đại. Có nguồn gốc từ các chuỗi hydrocarbon dài, dầu mỏ có thể được “bẻ gãy” để tạo thành rất nhiều chất và sản phẩm có ích. Các nguồn nhiên liệu hoá thạch khác như than đá và khí tự nhiên lại có cấu tạo từ các chuỗi ngắn hơn và khó có thể xắp xếp lại các nguyên tử carbon và hydro của chúng để tạo thành các loại nhiên liệu chẳng hạn như dầu diesel. Giờ đây, các nhà hoá học đã sử dụng một phương pháp tổng hợp chất hữu cơ có xúc tác đặc biệt để tạo ra những chuỗi hydrocarbon có ích hơn từ các chuỗi phân tử ngắn. Điều này mở ra một cách mới để sản xuất nhiên liệu thay thế trong tương lai.
Các nhà khoa học Anh và Mỹ vừa phát triển được một loại chất dẻo mới có thể thách thức vị thế của silicon trong vai trò làm vật liệu cho một số thiết bị điện tử.
Trong ngày 4.10.2005, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thuỵ Điển cũng đã trao giải thưởng Nobel về Vật lý cho ba nhà khoa học Roy J. Glauber (Mỹ), John L. Hall (Mỹ) và Theodor W. Hansch (Đức) cho những nghiên cứu về ánh sáng mà cụ thể là những miêu tả lý thuyết về hoạt động của hạt ánh sáng cũng như việc nghiên cứu quang phổ dựa trên ánh sáng laser. Đây là yếu tố quyết định đến màu sắc của các nguyên tử và phân tử với độ chính xác tuyệt đối.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++