Bầu trời đêm sẽ rực sáng bởi những hình ảnh 3 chiều khổng lồ trong một thời gian không xa, nhờ một kỹ thuật laser mới của Nhật Bản để tạo ra những hình ảnh toả sáng trong không trung.
Hiện hệ thống này đang được phát triển bởi Viện Phát triển Khoa học và Công nghệ Công nghiệp quốc gia (AIST) ở Tokyo, cùng hợp tác có Hiệp hội Burton và Đại học Keio.
"Chúng tôi tin rằng công nghệ mới này sẽ được ứng dụng nhiều trong cuộc sống, từ pháo hoa cho đến quảng cáo ngoài trời", phát ngôn viên của AIST cho biết. Theo Hiệp hội Burton, công nghệ này cũng có thể được dùng trong việc làm đèn tín hiệu khẩn cấp, thậm chí là những tín hiệu giao thông tạm thời.
Công nghệ mới này sử dụng hiệu ứng ion hoá, phản ứng sẽ xảy ra khi một chùm tia laser chiếu tập trung vào 1 điểm trong không khí. Bản thân chùm laer là vô hình trong mắt người, nhưng khi cường độ của nó vượt qua một ngưỡng nào đó, các phân tử không khí sẽ bị bẻ gãy tạo thành plasma rực sáng, giải phóng những tia sáng mà con người có thể nhìn thấy được.
Mỗi một "điểm sáng" chỉ kéo dài khoảng 1 nanogiây (1 phần tỷ giây). Nhưng hình ảnh tạo ra lại lưu trong mắt người lâu hơn nhờ quán tính của thị giác. Và để hình ảnh đó có thể được duy trì lâu, người ta sẽ liên tiếp làm mới các điểm sáng đó.
Hiện tại, hệ thống thử nghiệm-sử dụng laser hồng ngoại, đã tạo ra hàng trăm điểm sáng trong mỗi giây. Theo dự kiến của các nhà nghiên cứu, hệ thống thử nghiệm này sẽ được nâng cấp để có tốc độ bắn xung mạnh hơn, tạo ra nhiều chấm hơn và cho ảnh mịn hơn.
Thiết bị CR5 được coi là một đột phá đầy tiềm năng để thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: xử lý chất thải cacbonic từ các cơ sở sản xuất và sản xuất khí tổng hợp dùng làm nhiên liệu thay thế các nhiên liệu truyền thống.
Khai thác titan ilmenit và các khoáng vật có ích đi kèm như rutil, zircon, monazite và xuất khẩu thô cần được tổ chức quy củ, chặt chẽ. Từ đó, mới có thể bảo vệ tài nguyên và môi trường một cách tốt nhất.
Các nhà khoa học Hàn Quốc đã chế tạo ra một loại polymer dùng để sản xuất ra loại chất dẻo được ứng dụng nhiều trong đời sống dựa trên công nghệ sinh học, không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Graphen – các lớp cacbon xếp chồng lên nhau từng được biết như một vật liệu mới siêu mỏng siêu bền và siêu dẫn điện. Các nhà khoa học Đại học London vừa khám phá cơ chế hình thành nên loại vật liệu này.
Trong nỗ lực tìm kiếm sự sống ở các thế giới khác, các nhà khoa học dường như có thể nghe tín hiệu radio từ những hành tinh có sự sống lân cận - nơi mà nền văn minh phát triển dường như vẫn ẩn nấp; hoặc họ có thể khám phá ra những hành tinh cũng có sự sống giống như Trái đất của chúng ta.
Các kĩ sư và nhà vật lý học tại trường đại học Wisconsin-Madison đang nghiên cứu phát triển một phương pháp đo lực căng tác động lên các tấm film silicon mỏng thể làm nền tảng cho công nghệ điện tử nhạy và nhanh hơn.
Các nhà khoa học đã tạo ra được phân tử đầu tiên có thể tự di chuyển theo đường thẳng nằm trên một mặt phẳng. Phân tử này di chuyển nhái theo cách mà con người bước đi. Đó là phân tử 9,10-dithioanthracene (DTA), được tạo ra từ một dẫn xuất của hắc ín liên kết với hai hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh. Khi được cung cấp nhiệt, hai hợp chất này sẽ thay nhau di chuyển, do đó ở cùng một thời điểm chỉ có duy nhất một hợp chất được nâng lên khỏi bề mặt của đồng. “Đôi chân” được cấy vào này sẽ giữ cho phân tử khỏi bị trượt hay thay đổi hướng đi, thậm chí cả trong trường hợp nó bị đẩy hay kéo bởi một thiết bị dò.
Ngoài thuyết tương đối, Albert Einstein cũng đã giải thích lý thuyết chuyển động Brown, chuyển động của các hạt cực nhỏ trôi lơ lửng trong chất lỏng, bằng việc chỉ ra rằng tác động của các phân tử xung quanh có thể tạo ra chuyển động ngẫu nhiên của các hạt. Không giống như Einstein dự đoán, các nhà lý thuyết đã cho rằng chuyển động Brown không hoàn toàn là chuyển động ngẫu nhiên và ngày nay các nhà thực nghiệm đã khẳng định điều đó.
Dầu mỏ là nhiên liệu của cuộc sống hiện đại. Có nguồn gốc từ các chuỗi hydrocarbon dài, dầu mỏ có thể được “bẻ gãy” để tạo thành rất nhiều chất và sản phẩm có ích. Các nguồn nhiên liệu hoá thạch khác như than đá và khí tự nhiên lại có cấu tạo từ các chuỗi ngắn hơn và khó có thể xắp xếp lại các nguyên tử carbon và hydro của chúng để tạo thành các loại nhiên liệu chẳng hạn như dầu diesel. Giờ đây, các nhà hoá học đã sử dụng một phương pháp tổng hợp chất hữu cơ có xúc tác đặc biệt để tạo ra những chuỗi hydrocarbon có ích hơn từ các chuỗi phân tử ngắn. Điều này mở ra một cách mới để sản xuất nhiên liệu thay thế trong tương lai.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++