Nhóm các nhà khoa học thuộc Trường đại học tổng hợp Sydney, Australia vừa phát hiện rằng quần thể hang động Jenolan, phía tây Sydney, được hình thành cách đây 340 triệu năm. Tuổi thọ này đã phá kỷ lục 90 triệu năm của quần thể hang động tại bang New Mexico, Mỹ.
Theo kết quả nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Khoa học Trái đất của Australia, Jenolan là quần thể hang động mới được khám phá và thu hút rất đông khách du lịch. Tuy nhiên, mọi người đều nghĩ rằng Jenolan chỉ hình thành từ khoảng vài nghìn năm trước chứ không hề biết đây là hang động cổ nhất thế giới.
Để xác định tuổi thọ của Jenolan, nhà khoa học Armstrong Osborne và các đồng nghiệp đã sử dụng kỹ thuật đo đạc truyền thống thường được các công ty dầu khí áp dụng để thăm dò các mỏ dầu.
Họ lấy các mẫu đất sét từ hang và đo độ kali phóng xạ trong đó. Tất cả đều hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng các mẫu vật có niên đại 340 triệu năm, thuộc kỷ Than đá.
Kỷ Than đá là giai đoạn địa chất thứ năm trong Đại cổ sinh, kéo dài từ cách đây 350 triệu đến 290 triệu năm. Thời kỳ này được biết tới với những cây dương xỉ khổng lồ (cao 30-40 m) và các mỏ than lớn hình thành trong những vùng nhiệt đới rộng lớn lúc đó, bao gồm cả châu Âu hiện nay. Một số loài bò sát đầu tiên cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Khí hậu Trái đất lúc đó rất tương phản, pha trộn giữa một vùng nhiệt đới ẩm ướt và một vùng đóng băng.
Như vậy, hang động Janolan ra đời trước cả khi các loài khủng long sinh sôi trên Trái đất và trước khi những Ngọn núi xanh (Blue Mountains) hình thành tại Australia.
Phát hiện mới này đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học đối với mọi biến động địa chất còn chưa biết tại Jenolan, trong đó có những giả thuyết về sự phun trào của núi lửa, qua các mẫu nham thạch trong hang.
Nhiều hành tinh giống trái đất có điều kiện duy trì cho sự sống đang xoay quanh các vì sao trong thiên hà kế cận với chúng ta theo thông tin từ các nhà vật lý học thiên thể. Chúng vừa được phát hiện cách đây chưa lâu.
Từ tháng 11.2008 đến nay, Viện Khảo cổ học đã tiến hành khảo cổ di chỉ hang Đông Trong (Vân Đồn, Quảng Ninh), phát hiện khu cư trú (cũng là khu mộ táng) của người tiền sử có niên đại khoảng 4000 năm tuổi.
Các nhà khoa học Nhật Bản và Mông Cổ vừa khôi phục thành công bộ xương hoàn chỉnh bị hóa thạch của một con khủng long chưa trưởng thành từ 70 triệu năm trước đây.
Từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định loài người bắt nguồn từ châu Phi. Mãi gần đây, một cuộc nghiên cứu DNA mới cho thấy “Vườn địa đàng” - nơi xuất hiện những cư dân đầu tiên của loài người - tọa lạc ở phía Nam châu Phi, gần biên giới Namibia ngày nay.
Ngày 10.7, các nhà khoa học Ethiopia cho biết họ đã tìm thấy một số hóa thạch xương người cổ đại có niên đại cách đây khoảng từ 3,5 đến 3,8 triệu năm tại sa mạc A-pha, trong khu vực Dự án khảo cổ Woranso - Mille của nước này.
Một nhóm nghiên cứu do giáo sư Michael Chazan – giám đốc Trung tâm Khảo cổ học thuộc Trường Đại học Toronto - dẫn đầu đã phát hiện ra những bằng chứng sớm nhất của tổ tiên loài người sống trong hang động ở hang Wonderwerk ở Nam Phi.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++