Các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của một con quái vật khổng lồ hình bò sát lai cá tại một nghĩa trang có niên đại 150 triệu năm thuộc kỷ Jura, trên hòn đảo ngoài khơi Na Uy.
Nhóm nghiên cứu người Na Uy đã tìm thấy dấu tích của 28 con thằn lằn đầu rắn và thằn lằn cá - những con dã thú săn mồi dưới biển hàng đầu khi khủng long còn thống trị mặt đất - tại hòn đảo Spitsbergen, cách Bắc cực 1.300 km (800 dặm).
"Đó thực sự là những con quái vật khổng lồ. Một trong số đó có các đốt sống to bằng đĩa ăn và răng to bằng các quả dưa chuột", TS Joern Hurum, tại Đại học Oslo, phát biểu. "Chúng tôi tin rằng bộ xương này vẫn còn nguyên vẹn từ trước tới giờ, dài khoảng 10 m (33 feet), là một dạng của thằn lằn gò thuộc loài thằn lằn đầu rắn với cái cổ ngắn và sọ vĩ đại".
Những con thằn lằn gò được biết tới qua các dấu tích được phát hiện tại Anh và Argentina. Tuy nhiên, chưa có bộ xương hoàn chỉnh nào được tìm thấy. Sọ của con thằn lằn gò này - theo phỏng đoán là có quan hệ xa với Quái vật hồ Ness, là lớn nhất từ trước tới nay.
Thằn lằn đầu rắn bơi bằng 2 bộ vây lớn và mồi của chúng là những con thằn lằn cá nhỏ hơn. Tất cả đều tuyệt chủng cùng lúc khủng long biến mất trên trái đất khoảng 65 triệu năm trước.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, khu nghĩa trang hoá thạch này là “một trong những khu vực mới quan trọng nhất cho việc nghiên cứu loài thằn lằn biển từng được phát hiện trong những thập kỷ gần đây”
Nhiều hành tinh giống trái đất có điều kiện duy trì cho sự sống đang xoay quanh các vì sao trong thiên hà kế cận với chúng ta theo thông tin từ các nhà vật lý học thiên thể. Chúng vừa được phát hiện cách đây chưa lâu.
Từ tháng 11.2008 đến nay, Viện Khảo cổ học đã tiến hành khảo cổ di chỉ hang Đông Trong (Vân Đồn, Quảng Ninh), phát hiện khu cư trú (cũng là khu mộ táng) của người tiền sử có niên đại khoảng 4000 năm tuổi.
Các nhà khoa học Nhật Bản và Mông Cổ vừa khôi phục thành công bộ xương hoàn chỉnh bị hóa thạch của một con khủng long chưa trưởng thành từ 70 triệu năm trước đây.
Từ lâu các nhà khoa học đã khẳng định loài người bắt nguồn từ châu Phi. Mãi gần đây, một cuộc nghiên cứu DNA mới cho thấy “Vườn địa đàng” - nơi xuất hiện những cư dân đầu tiên của loài người - tọa lạc ở phía Nam châu Phi, gần biên giới Namibia ngày nay.
Ngày 10.7, các nhà khoa học Ethiopia cho biết họ đã tìm thấy một số hóa thạch xương người cổ đại có niên đại cách đây khoảng từ 3,5 đến 3,8 triệu năm tại sa mạc A-pha, trong khu vực Dự án khảo cổ Woranso - Mille của nước này.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Trường đại học tổng hợp Sydney, Australia vừa phát hiện rằng quần thể hang động Jenolan, phía tây Sydney, được hình thành cách đây 340 triệu năm. Tuổi thọ này đã phá kỷ lục 90 triệu năm của quần thể hang động tại bang New Mexico, Mỹ.
Một nhóm nghiên cứu do giáo sư Michael Chazan – giám đốc Trung tâm Khảo cổ học thuộc Trường Đại học Toronto - dẫn đầu đã phát hiện ra những bằng chứng sớm nhất của tổ tiên loài người sống trong hang động ở hang Wonderwerk ở Nam Phi.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++