Một nhóm các nhà khoa học quốc tế mang tên Côte d'Azur đang có kế hoạch xây dựng mặt trời nhân tạo nhằm cung cấp điện năng cho con người.
Tuy khó thực hiện nhưng về nguyên tắc các nhà khoa học vẫn có thể tạo ra một mặt trời khác, miễn là họ có hàng nghìn tấn thép và ximăng, cộng thêm nhiều vật liệu khác như: Beryli (beryllium), niobi (niobium), titan (titanium), vonfam, tungsten, hợp chất cực lạnh nitơ-heli, và số tiền xây dựng khoảng 10 tỉ đô la.
“Mặt trời” nhân tạo trên được đặt tên ITER, còn được gọi là Lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế.
Đây là một dạng cao cấp hơn của nghiên cứu phản ứng tổng hợp hạt nhân, hoạt động trên nguyên tắc tổng hợp hai chất đồng vị hydrô nặng để giải phóng những nguồn năng lượng cực mạnh.
Trên lý thuyết, các phản ứng này sẽ tạo ra những nguồn điện “sạch” không carbon, và cũng không độc hại như các chất thải hạt nhân hiện nay.
Nếu nói là phản ứng hạt nhân tổng hợp thì tại sao trước đây các nhà khoa học lại không nghĩ tới ý tưởng này?
Trước hết là bởi khái niệm phản ứng hạt nhân tổng hợp tuy đơn giản nhưng để xây dựng hệ thống vận hành chúng mới khó. Ngoài ra, bản thân các hạt nhân lại là các thành phần khó lường: Mỗi hạt nhân mang trong mình một điện tích dương nên chúng luôn đẩy nhau, chính vì vậy việc kết hợp hai hạt nhân rất khó. Chỉ ở nhiệt độ cực cao, những hạt nhân này mới kết hợp với nhau để giải phóng năng lượng.
Điều này cũng tương tự như mặt trời. Tại đây, sức nóng được tạo ra từ phản ứng giữa các hạt nhân hydro. Tuy nhiên, phản ứng là khá chậm nên nguồn năng lượng của mặt trời có thể giúp nó duy trì hoạt động tới hàng tỉ năm. Còn tại nhà máy năng lượng hạt nhân tổng hợp, nhiêu liệu cần phải được con người đốt cháy chứ không phải do tự nhiên.
Các chất đồng vị nặng như đơteri (deuterium) và Triti (tritium) dễ cháy hơn so với hydrô gốc, nhưng dù vậy thì nhiệt độ bên trong ITER cũng lên khoảng 150 triệu độ kelvin, gấp 10 lần nhiệt độ tại trung tâm mặt trời.
Do nhiệt độ quá lớn nên các vấn đề về kỹ thuật cũng rất khó triển khai, nhất là làm thế nào để chứa plasma điện tử và hạt nhân nguyên tử trong môi trường có sức nóng khủng khiếp này. Các nhà khoa học đã nghĩ ra phương pháp sử dụng vòng từ trường để lưu trữ plasma.
Thiết kế của ITER khá giống với một số lò phản ứng thí nghiệm trước đây. Cụ thể, năng lượng hạt nhân được lưu trữ bên trong lò phản ứng hình tròn gọi là Tokamak. Từ trường bên ngoài vòng ITER kết hợp với nhau tạo ra trường xoắn ốc để giữ dung dịch plasma cực nóng tại chỗ. Để tạo ra vòng từ trường đó, ITER sử dụng các vòng hợp kim siêu dẫn niobi nặng tổng cộng 10.000 tấn và được làm lạnh bằng heli lỏng.
Trở ngại lớn nhất đối với ITER chính là vòng từ trường bởi nó không thể gia cố một cách chắc chắn. Các dòng plasma siêu nóng sẽ tạo ra các tia X, giải phóng điện tích, đồng thời phản ứng tổng hợp cũng sẽ tạo ra các nơtron năng lượng cao. Vì vậy, mặc dù đã có vòng từ trường nhưng dòng chảy plasma vẫn dội vào các bức tường xung quanh, tạo ra các dòng hơi nóng cực mạnh, điều mà các lò phản ứng hạt nhân phân hạch (nuclear fission reactor) trước đây không làm được.
Một lần nữa, tính thực tế lại là một thử thách. Đó là việc xây dựng bức tường hạt nhân chính, hay còn gọi là “tấm chăn”, được làm từ 440 tấm thép không gỉ, mỗi tấm dày chừng nửa mét và được phủ bằng các đường ống nước áp suất cao.
Tấm chăn thép này sẽ hút gần như tất cả nơtron làm nóng “tấm chăn” từ bên trong. Các ống nước phải được đặt sít vào nhau, không cách quá 2,5cm, nếu không bức tường thép sẽ bị nóng nên và rất nguy hiểm.
Các tấm thép và berili cũng được gắn với nhau nhờ lực phản ứng giữa dòng điện từ trường điện từ đi qua chúng. Mỗi tấm nặng bốn tấn này sẽ chịu một lực lên tới 100 tấn, do vậy chúng phải được gia cố một cách rất cẩn thận và chắc chắn.
Theo các nhà hoa học, việc thiết kế module tấm chăn là một trong những thử thách lớn nhất về mặt kỹ thuật của mặt trời nhân tạo. Nếu không có gì thay đổi, “Mặt trời nhân tạo” ITER sẽ được hoàn thiện vào năm 2018.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Canada vừa công bố kết quả nghiên cứu giúp củng cố giả thuyết cho rằng một số kim loại quý trên lớp vỏ Trái đất, trong đó có platin và palađi, có nguồn gốc từ vũ trụ.
Kính thiên văn XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã thu được hình ảnh cận cảnh đầu tiên về một sao lùn trắng đang chuyển động quanh ngôi sao cặp đôi của nó, sao lùn này có thể tạo thành một vụ nổ siêu tân tinh trong một vài triệu năm tới.
Hành tinh đá đầu tiên được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời có môi trường sống thật kinh khủng đầy những mưa đá trên biển nham thạch, một nghiên cứu gần đây cho biết.
Các nhà thiên văn châu Âu thông báo họ vừa tìm thấy 32 hành tinh mới ngoài hệ Mặt Trời, củng cố thêm giả thuyết về việc sự sống có thể tồn tại đâu đó ngoài trái đất.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++