Một số vi sinh vật hoàn toàn có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt của sao Hoả... Kết quả thí nghiệm của một nhóm nhà khoa học thuộc NASA.
Kết quả thực nghiệm của nhóm các nhà khoa học quốc tế tại Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy, vi sinh vật sống trên Trái Đất có thể tồn tại được trên sao Hỏa trong những tình huống đặc biệt.
Các nhà khoa học đã chọn loại vi sinh vật dạng tảo, sống trong sa mạc khô cằn nhất trên thế giới. Sau đó, họ đưa chúng vào môi trường trong phòng thí nghiệm giống như môi trường trên sao Hỏa. Cuộc thí nghiệm cho thấy, chiếu những tia cực tím trên sao Hỏa với cường độ mạnh gấp 3 lần trên trái đất sẽ tiêu diệt vi sinh vật này. Thế nhưng, nếu được đặt dưới một lớp cát dày chỉ 1 milimét, loại vi khuẩn này vẫn sống. Đồng thời, chúng vẫn tiềm ẩn khả năng phát triển khi những nhu cầu tối thiểu về nước và dinh dưỡng của chúng được đáp ứng.
Theo ông Giôn Rummen, một nhà khoa học của NASA, ở nhiều nơi trên sao Hỏa có thể có nước, đặc biệt có băng ở các cực. Trong môi trường như vậy, vi sinh vật có thể tiếp tục phát triển.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Trong vòng 25 năm qua, 125 hồ lớn trong tổng số 10.000 hồ ở Bắc Cực đã biến mất. Các nhà khoa học Mỹ khẳng định các hồ lớn ở khu vực Xibêri thuộc Bắc cực (rộng 200 ngàn km vuông) đang nhỏ lại và khô cạn do hậu quả của tình trạng khí hậu Trái Đất nóng lên.
Sau chuyến đi kéo dài 173 ngày và 431 triệu km, phi thuyền Deep Impact của NASA sẽ tới gần và ''giao chiến'' với sao chổi Tempel 1 vào ngày 4/7 tới. Vào lúc 1 giờ 47 phút sáng 13/1/2005 (giờ Hà Nội), phi thuyền Deep Impact của NASA đã rời mũi Canaveral trên tên lửa Delta II, bắt đầu cuộc rượt đuổi sao chổi Tempel 1. Giờ thì giây phút hồi hộp nhất sắp tới gần...
Các nhà thiên văn vừa phát hiện một hành tinh mới, giống Trái đất nhất trong tổng số 155 hành tinhngoài thái dương hệ mà con người dò thấy cho tới nay.
Các nhà nghiên cứu biết rằng bầu khí quyển của vệ tinh Titan cấu thành từ methane, và phỏng đoán nó được tạo ra do khói bốc lên trên từ những hồ khổng lồ có thành phần hydrocarbon. Họ đã gán cho Titan những sự kiện như các cơn mưa methane lỏng và nhiều loại hiện tượng thời tiết khác.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++