Trung Quốc và Pháp đang lập kế hoạch xây dựng hệ thống định vị nhờ vệ tinh nhằm theo dõi khả năng lan truyền của các virus như SARS qua bầu khí quyển.
Viện Pasteur tại Thượng Hải chuyên nghiên cứu về y sinh học, sẽ thực hiện công việc chính cho dự án. Viện này lập kế hoạch phối hợp với các viện khác và cơ quan chính phủ Trung Quốc để thiết lập mạng lưới giám sát đầu tiên, gồm Bộ nông nghiệp và Trung tâm ứng dụng tài nguyên vệ tinh.
Theo ông Vicent Deubel, Giám đốc Viện Paster Thượng Hải, Viện hy vọng sẽ thiết lập mạng lưới giám sát có trụ sở đặt tại Thượng Hải để theo dõi hoạt động của virus trong lãnh thổ Trung Quốc. Ông nói, mạng lưới này sẽ cải thiện nhiều khả năng phòng bệnh cho cộng đồng trước nhiều loại bệnh lây nhiễm.
Theo một nhà nghiên cứu của Viện, virus lây nhiễm thường đi qua bầu khí quyển và các đám mây, việc nghiên cứu qua vệ tinh sẽ giúp định vị và đề phòng sự lan truyền của virus. Ông Deubel nói, khi các nhà khoa học có các thông tin cần thiết về khí hậu và địa chất ở những địa phương khác nhau, họ có thể phân tích chiều hướng lây nhiễm của virus tới con người và súc vật. Khi đó họ sẽ hoàn thành bản báo cáo phòng ngừa dịch bệnh cho cơ quan chính phủ tại trung ương để áp dụng các biện pháp cần thiết. Chính quyền thành phố Thượng Hải và hai công ty Pháp sẽ đầu tư vào dự án này. Lãnh đạo Viện từ chối cung cấp thông tin chi tiết cũng như chi phí của dự án.
Theo ông Chen Zhu, Phó Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc, mạng lưới phòng ngừa là một trong những lĩnh vực nghiên cứu nóng hổi trên toàn cầu. Viện Paster Thượng Hải là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận được thành lập năm ngoái bởi cơ quan khoa học Trung Quốc CAS và Viện Pasteur tại Paris.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA đã quan sát và chứng kiến sự ra đời của khoảng 100.000 ngôi sao mới trong đám tinh vân vũ trụ khổng lồ bao quanh một ngôi sao cách trái đất 10.000 năm ánh sáng.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ sẽ tiến hành một vụ nổ nhằm tạo ra một lỗ hổng có kích thước bằng một sân vận động trên bề mặt sao Chổi, cho phép các nhà thiên văn học có thể lần đầu tiên quan sát phía bên trong của một thiên thể.
Theo NASA, do trục trặc liên quan tới chip cảm biến ở thùng nhiên liệu ngoài nên việc phóng tàu con thoi Discovery sẽ diễn ra sớm nhất là vào đầu tuần sau.
Tại Hội nghị triển khai công tác ba công trình lớn của Thế vận hôi đang diễn ra ở Bắc Kinh, một quan chức Uỷ ban Khoa học - Kỹ thuật Olympic Trung Quốc tiết lộ, Trung Quốc sẽ phóng một vệ tinh để phục vụ Olympic 2008. Hiện nay, Uỷ ban Khoa học - Kỹ thuật nước này đang hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng để phóng vệ tinh nói trên lên quỹ đạo vào cuối tháng tới.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++