Trung Quốc lập kế hoạch chương trình thám hiểm Mặt trăng ba giai đoạn với mục tiêu mang về mẫu đất đá từ Mặt trăng vào năm 2017.
Theo ông Luan Enjie, chỉ huy trưởng chương trình thăm dò Mặt trăng, nếu không gặp trở ngại lớn, chuyến bay của vệ tinh không người lái thăm dò Mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc sẽ được phóng lên vào năm 2007. Đây là lần thứ hai trong tuần, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác nhận kế hoạch này. Ông Ye Peijian, kiến trúc sư trưởng tàu vũ trụ ngày 9.8 vừa qua nói, chương trình nghiên cứu và chế tạo đang diễn ra suôn sẻ.
Ông Luan phát biểu tại cuộc kỷ niệm ngày hôm qua ở Bắc Kinh, khởi động chiến dịch dài một tháng rưỡi thiết kế chính thức biểu tượng cho chương trình thăm dò Mặt trăng.
Tàu vũ trụ quỹ đạo Mặt trăng có tên Chang’e 1 (Chị Hằng) có trọng lượng hơn hai tấn và theo kế hoạch sẽ bay trong thời gian một năm.
Như giai đoạn một của chương trình thăm dò ba giai đoạn, chuyến bay không người lái tiếp cận Mặt trăng sẽ thu thập thông tin, lập bản đồ bề mặt hình ba chiều cũng như nghiên cứu tài nguyên mỏ trên Mặt trăng. Giai đoạn hai, các nhà khoa học lập kế hoạch đưa “xe tự hành Mặt trăng” lên thám hiểm bề mặt hành tinh vào khoảng năm 2012.
Ông Luan nói, nhờ xe gắn bánh do robot điều khiển, các nhà khoa học hy vọng sẽ biết môi trường trên Mặt trăng và phân tích thành phần đất đá.
Một tàu vũ trụ bay lên Mặt trăng khác sẽ được phóng vào khoảng năm 2017 với nhiệm vụ mang về mẫu vật của Mặt trăng.
Ông Luan không cho biết thời gian Trung Quốc sẽ đưa người lên Mặt trăng, nhưng nói nhiệm vụ năm 2017 sẽ cung cấp dữ liệu cho chuyến bay có người lái lên Mặt trăng và sẽ lựa chọn địa điểm làm căn cứ.
Để hoàn thành nhiệm vụ, các nhà khoa học sẽ phải giải quyết hàng loạt vấn đề như vệ tinh, tên lửa đẩy và hệ thống dò.
Theo ông Sun Laiyan, giám đốc cơ quan vũ trụ Trung Quốc, tàu thăm dò Mặt trăng cho thấy Trung Quốc đã tạo bước tiến quan trọng để thám hiểm sâu hơn vào vũ trụ. Mặt trăng sẽ trở thành căn cứ để từ đó thám hiểm vũ trụ xa hơn.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Ngày 8.8, nhờ vào kính thiên văn hồng ngoại Spitzer của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn Mỹ đã phát hiện 21 hố đen mới trong vũ trụ lâu nay vẫn bị các vòng bụi và khí vũ trụ che lấp.
Vệ tinh nhân tạo đầu tiên trong số 30 vệ tinh nhân tạo thuộc hệ thống vệ tinh Galileo đã được đưa đến Trung tâm kỹ thuật tại Noordwijk (Hà Lan) của Cơ quan không gian châu Âu (ESA) hôm 2-8 nhằm chuẩn bị cho chuyến đi vào không gian vào tháng 12 tới.
Trong khi các chuyến bay có người lái của Mỹ bị hoãn bởi lỗi thiết kế trên tàu vũ trụ con thoi, Nga muốn thực hiện các chuyến bay qua mặt trăng với phương tiện đang phục vụ vận chuyển cho cơ quan vũ trụ Mỹ.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++