Đại dương ngầm trên một vệ tinh của sao Mộc có thể chứa lượng oxy đủ lớn để hỗ trợ hoạt động sống.
Trong mấy thập kỷ qua nhân loại chưa tìm ra bất kỳ bằng chứng đáng thuyết phục nào chứng tỏ sự sống tồn tại bên ngoài trái đất, song từ lâu giới khoa học đã coi Europa - thiên thể bay quanh sao Mộc - là nơi lý tưởng để tìm kiếm hoạt động sinh học.
Europa là vệ tinh thứ sáu, tính theo quỹ đạo từ trong ra ngoài, của sao Mộc. Bề mặt trẻ và rất mịn của Europa khiến các nhà khoa học tin rằng có một đại dương ngầm nằm bên dưới lớp ngoài cùng của nó.
Đại dương trên Europa nằm bên dưới lớp băng dày vài km, vì thế các nhà khoa học không biết chắc nó có nhiều khí oxy hay không. Người ta nghĩ rằng oxy được tạo ra trên bề mặt đại dương nhờ quá trình tương tác giữa nước với các hạt mang điện tích từ mặt trời. Giới khoa học luôn thống nhất quan điểm rằng oxy rất cần thiết đối với các quá trình trao đổi chất của sinh vật sống. Oxy chỉ không cần thiết đối với những sinh vật có khả năng sử dụng những hóa chất độc như metan (CH4) hay lưu huỳnh.
Vệ tinh Europa (nhỏ hơn) và sao Mộc Ảnh: free-review.net.
Theo Space, lượng nước trong đại dương ngầm trên Europa gấp khoảng hai lần lượng nước của tất cả đại dương trên trái đất. Vì thế mà lượng oxy trên đó có thể lớn gấp hàng trăm lần so với dự đoán của giới khoa học.
Để xác định lượng oxy trong đại dương ngầm của Europa, Richard Greenberg – một nhà khoa học của Đại học Arizona (Mỹ) quyết định nghiên cứu bề mặt thiên thể đó. Sử dụng các mô hình máy tính để tính toán tốc độ tạo khí oxy trên bề mặt đại dương ngầm, ông nhận thấy tốc độ vận chuyển oxy bên trong đại dương lớn đến nỗi nồng độ oxy trong nước có thể vượt các đại dương của trái đất trong vài triệu năm nữa.
Greenberg nhận định rằng lượng oxy đó có thể đủ lớn để hỗ trợ hoạt động sinh học của vi sinh vật, thậm chí cả động vật cỡ lớn.
Trong số 4 vệ tinh lớn của sao Mộc được phát hiện trong năm 1610, Europa là vệ tinh nhỏ nhất. Nó có đường kính 3.100 km, nhỏ hơn Mặt Trăng một chút. Trong Hệ Mặt Trời, Europa là vệ tinh lớn thứ 6. Thiên thể này được tạo nên chủ yếu bởi đá silicate và có thể chứa lõi sắt. Bề mặt của Europa được tạo thành từ những kiến tạo địa chất gần đây, với nhiều vết nứt và vỉa đá song lại rất ít hố thiên thạch.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Một thiên thạch nổ tung trên bầu trời Indonesia với sức tương đương ba quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima, song không có bất kỳ kính thiên văn nào phát hiện ra nó.
Một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Canada vừa công bố kết quả nghiên cứu giúp củng cố giả thuyết cho rằng một số kim loại quý trên lớp vỏ Trái đất, trong đó có platin và palađi, có nguồn gốc từ vũ trụ.
Kính thiên văn XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã thu được hình ảnh cận cảnh đầu tiên về một sao lùn trắng đang chuyển động quanh ngôi sao cặp đôi của nó, sao lùn này có thể tạo thành một vụ nổ siêu tân tinh trong một vài triệu năm tới.
Hành tinh đá đầu tiên được phát hiện bên ngoài hệ mặt trời có môi trường sống thật kinh khủng đầy những mưa đá trên biển nham thạch, một nghiên cứu gần đây cho biết.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++