Trái đất nóng lên khiến các biển băng thu hẹp

Theo các nhà khoa học tốc độ tan chảy của các núi băng phản ánh rõ nét tình trạng ấm lên của toàn cầu. Các lớp băng trên sông băng núi băng đại dương trên các châu lục đang dần tan rã với tốc độ đáng lo ngại. 

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
Ảnh: JRE/REUTERS

1. Các khối băng tại New Zealand đang tan ngày một nhanh từ Nam cực đến Greenland đe doạ nghiêm trọng đến môi trường sống và hệ sinh thái nơi đây. Đây là một trong những hậu quả trực tiếp gây ra bởi sự nóng lên của Trái đất một vấn đề trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Copenhagen diễn ra từ ngày 7-18/12 tới đây.

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.

Ảnh: Stephen Jaquiery/AFP

2. Việc nhạy cảm với sự biến đổi khí hậu khiến các nhà nghiên cứu coi các khối băng như chỉ dẫn đầu tiên báo hiệu sự thay đổi khí hậu. Trên ảnh hai khối băng trôi ngoài khơi của New Zealand thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong tháng 11/2007.

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
Ảnh: Mark Garten/EUTERS

3. Tháng 9/2009 Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã tới thăm hòn đảo Spitzberg (Na Uy) nằm trên biển Bắc Băng Dương nhằm đánh giá những tác động của việc tăng nhiệt độ trên các khối băng. Ông Ban Ki-moon kêu gọi các nước có những biện pháp khẩn cấp nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính và đạt được một thoả thuận vì một môi trường an toàn và bền vững.

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
Ảnh: Pedro Skvarca/IAA-DNA/Handout/REUTERS

4. Khối băng Larsen B ở phía bắc Nam cực đã bắt đầu tan từ năm 2002. Hàng ngàn mảnh băng tách ra từ khối băng này trôi dạt trên vùng biển Weddell. Đây là hậu quả tất yếu khi mỗi thập kỷ nhiệt độ nơi đây lại tăng thêm 05oC. 

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
Ảnh: Shaun Curry/AFP

5. Làm thế nào để công chúng có thể nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng của việc thay đổi khí hậu? Kênh Truyền hình Natural History TV Anh đã dựng nên một bức minh hoạ: Một chú gấu đứng trên tảng băng một ngày kia nó trôi dạt ngang bờ sông Thames. Hình ảnh này nhằm giáo dục người dân Luân Đôn về những mối nguy hiểm đe doạ môi trường và sinh thái của các vùng cực.

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
Ảnh: Alister Doyle/Reuters

6. Ngoài 25.000 con gấu đang cư trú trong những vùng băng trên Trái đất sự nóng lên của Trái đất cũng đe doạ tới môi trường sống của nhiều loại động vất khác như loài voi biển. Sau nhiều năm bị suy giảm nặng nề về số lượng dân số của loài động vật có vú này dường như đang có vẻ ổn định. Nhưng hẳn giai đoạnnày cũng không kéo dài khi vận tốc tan của các tảng băng ngày càng tăng.

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
Ảnh: Matt Low/ AFP

7. Loài chim cánh cụt sống tại lãnh thổ Nam cực của Úc cũng ở trong tình trạng tương tự. Nếu chúng không nằm trong danh sách các loài bị đe doạ nghiêm trọng  thì cũng nằm trong số những nạn nhân trực tiếp của sự tan băng.

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
Ảnh: Bob Strong/REUTERS

8. Sau khi rút đi những dòng sông băng để lộ ra quang cảnh cằn cỗi như tại đây ở phía Nam Greenland. Ít có loài cây có thể mọc được trong những điều kiện khắc nghiệt của khí hậu Bắc cực. Nhiệt độ thấp đất đai cằn cỗi thiếu sáng và độ ẩm kìm hãm sự phát triển của thực vật.

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
Ảnh: Matt LOW/AFP

9. Các nhà nghiên cứu tại trạm Casey lãnh thổ Nam cực của Úc có nhiệm vụ thống kê số lượng cá voi để xác định xem liệu số lượng loài này có bị giảm đi cùng với sự tan băng hay không. Việc thiếu nguồn thức ăn đe doạ sự sinh trưởng của loài này.

Trai dat nong len khien cac bien bang thu hep.
 

10. Các dòng sông băng có thể tan nhanh hơn trong những thập kỷ tới nếu như việc phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác không được giảm đi. Đây thực sự là một tối hậu thư về khí hậu.

Mai Anh (Theo L’Express)

(Theo Vietnamnet)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++