Sáng qua 18-11, mưa sao băng Leonids đã xuất hiện đúng như dự báo. Tuy nhiên do thời tiết xấu, nhiều nơi tại Việt Nam đã không thể quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú này.
Những vệt sáng vào lúc sáng sớm tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Ảnh: People's Daily.
Tại Q.12 (TP.HCM), do bầu trời thường xuyên có mây mù, nhóm quan sát của CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) chỉ xem được 17 sao băng trong thời gian từ 2g - 3g30 sáng, sau đó mây trở nên dày đặc nên nhóm đã ngưng quan sát vào lúc 4g sáng.
Tại ĐH quốc gia Thủ Đức, nhóm của bạn Lê Bá Trung (thành viên HAAC) quan sát được hơn 10 sao băng cả đêm. Tại Cần Giờ, do không bị ô nhiễm ánh sáng, bạn Đinh Nguyễn Ngọc Lành quan sát được hơn 20 sao băng.
Vào thời gian được cho là cực điểm của mưa sao băng (khoảng 4g trở đi), do mây mù rất nhiều nên các nhóm quan sát được rất ít sao băng.
Tại Vĩnh Long, nhờ thời tiết tốt và địa điểm quan sát không bị ánh đèn, một thành viên HAAC đã thấy được 20 sao băng vào lúc cực điểm (từ 4g30 đến 5g sáng).
Tại Pleiku và Lâm Đồng, các nhóm quan sát không thấy gì do trời đầy mây và sương mù. Còn tại các tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Hà Nội, theo lời bạn Trương Ngọc Khánh (một thành viên HAAC) cũng không quan sát được do mây mù và lạnh.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Thông điệp của bạn sẽ được gửi đến các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi có những chiến lược mới về một tương lai hạn chế carbon và đảm bảo cho sự bền vững của môi trường cũng như nền kinh tế toàn cầu.
Tổng hợp các bức hình chụp từ nhiều kính thiên văn không gian, các nhà khoa học đã giới thiệu vẻ đẹp của trung tâm Ngân Hà, dải thiên hà có chứa Trái đất.
Một kỷ nguyên mới trong lịch sử chinh phục không gian vừa mở ra sau khi Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận vụ công phá mặt trăng để tìm nước vào tháng trước đã thành công.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++