Các nhà khoa học New Zealand sẽ tiến hành thăm dò các núi dưới đáy biển nhằm cung cấp thông tin và tăng cường các công cụ kiểm soát để đưa ra các biện pháp đánh bắt cá thích hợp về phương diện môi trường tại những khu vực này.
Các núi dưới đáy biển được phân bố nhiều và khắp môi trường biển của New Zealand, với hơn 800 núi được xác nhận. Chúng thúc đẩy hình thành cộng đồng sinh vật đặc biệt và đa dạng, đôi khi hình thành các loài duy nhất. Chúng cũng rất có ích đối với hệ sinh thái và là nơi tập trung cho nghề cá thương mại.
Malcolm Clark, trưởng nhóm dự án cho biết khi môi trường núi dưới đáy biển hình thành, chúng cũng dễ bị ảnh hưởng dẫn đến gãy vỡ. Nghề đánh bắt cá có thể gây thiệt hại cho môi trường này.
Những tác động gần đây lên hệ sinh thái ở các núi dưới đáy biển chưa được biết đến. “Chúng tôi sẽ đặt ra nhiều câu hỏi, ví dụ như mức gãy vỡ của núi dưới đáy biển và đánh bắt cá quy mô nhỏ có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái của khu vực núi dưới biển không? Hệ sinh thái ấy được khôi phục nhanh chóng như thế nào?... ", Clark nói.
Ông cũng cho biết nghiên cứu nhắm đến củng cố việc quản lý nhằm làm giảm các tác hại lên môi trường sống của các loài cá ở vùng núi dưới biển do các thay đổi của việc đánh bắt cá gây ra, và thông qua đó giúp ngành công nghiệp này gặp gỡ các yêu cầu của khách hàng về các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Nhóm nghiên cứu sẽ kết hợp với các nhà sinh vật học, nhà sinh thái học, nhà phân loại, nhà di truyền học, các nhà nghiên cứu về nghề cá, người làm mô hình, nhà hải dương học và nhà địa chất. Sự kết hợp này sẽ cho phép khám phá nhiều hơn về các loài sống ở vùng núi dưới biển ở New Zealand. Các nhà nghiên cứu cũng sẽ hiểu biết nhiều hơn về địa hình và đặc điểm tự nhiên ở vùng núi dưới biển.
Các núi dưới biển được chọn nghiên cứu tỉ mỉ sẽ được khảo sát toàn diện bằng cách sử dụng các kỹ thuật vẽ bản đồ và các cảm biến điều khiển từ xa tiên tiến, máy chụp ảnh kỹ thuật số dùng dưới nước, các phép phân tích…
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Tàu vũ trụ buồm mặt trời Cosmos 1 đầu tiên đã không được đưa thành công lên quỹ đạo sau 83 giây người Nga phóng lên nhờ tên lửa đẩy. Nhưng vẫn chưa rõ tàu Cosmos 1 đang ở trên vũ trụ hay rơi xuống Trái đất. Theo một số nhà tài trợ Mỹ có thể vẫn ở quỹ đạo thấp bởi nó gửi về các tín hiệu yếu.
Trung Quốc và Pháp đang lập kế hoạch xây dựng hệ thống định vị nhờ vệ tinh nhằm theo dõi khả năng lan truyền của các virus như SARS qua bầu khí quyển. Viện Pasteur tại Thượng Hải chuyên nghiên cứu về y sinh học, sẽ thực hiện công việc chính cho dự án. Viện này lập kế hoạch phối hợp với các viện khác và cơ quan chính phủ Trung Quốc để thiết lập mạng lưới giám sát đầu tiên, gồm Bộ nông nghiệp và Trung tâm ứng dụng tài nguyên vệ tinh.
Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA đã quan sát và chứng kiến sự ra đời của khoảng 100.000 ngôi sao mới trong đám tinh vân vũ trụ khổng lồ bao quanh một ngôi sao cách trái đất 10.000 năm ánh sáng.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ sẽ tiến hành một vụ nổ nhằm tạo ra một lỗ hổng có kích thước bằng một sân vận động trên bề mặt sao Chổi, cho phép các nhà thiên văn học có thể lần đầu tiên quan sát phía bên trong của một thiên thể.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++