Vào lúc 4h24 ngày 11.3 (giờ Hà Nội), tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter (MRO) đã di chuyển thành công vào quỹ đạo của Hoả tinh.
Hiện MRO đang ở trong quỹ đạo hình elip quanh Hoả tinh và phải mất 35 giờ mới quay hết một vòng quỹ đạo. Điểm xa nhất của quỹ đạo này cách bề mặt Hoả tinh 44.000km.
Trong sáu tháng tới, tàu thăm dò này dần tiến sát Hoả tinh hơn nữa, cho tới khi nó đạt tới vị trí tối ưu để bắt đầu tiến hành các nghiên cứu khoa học. Khi đó, quỹ đạo của MRO sẽ là hình tròn và chỉ mất hai giờ để quay hết một vòng quỹ đạo.
Để làm điều đó, MRO sử dụng kỹ thuật phanh không khí, nghĩa là giảm tốc độ nhờ vào lực cản của không khí đối với các tấm pin mặt trời mỗi lần tàu lướt qua khí quyển Hoả tinh. Sau khi thực hiện kỹ thuật này trên 500 lần, nó sẽ tới được vị trí tối ưu.
Đây là một kỹ thuật nguy hiểm. Nếu tàu xâm nhập quá sâu vào khí quyển Hoả tinh, nó sẽ nóng lên, tan vỡ và bốc cháy. Nếu tàu chạm bầu khí quyển với tốc độ không thích hợp, nó sẽ bắn ra xa và lao vào không gian sâu.
Vào tháng 11.2006, ngay khi tàu đã ở quỹ đạo tối ưu, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kéo dài 2 năm sẽ bắt đầu. MRO mang 6 thiết bị khoa học và sẽ gửi về Trái đất nhiều thông tin liên quan tới Hoả tinh. Tàu sẽ nghiên cứu khí hậu trên Hoả tinh, thăm dò khoáng sản chứa nước cũng như thăm dò bên dưới bề mặt Hoả tinh để tìm kiếm băng.
MRO cũng có các camera để chụp cận cảnh bề mặt Hoả tinh. TS Matthew Genge thuộc ĐH Hoàng gia London cho biết: ''Các vệ tinh trước kia có thể nhìn thấy vật thể kích cỡ tương đương một chiếc xe buýt hai tầng trên bề mặt Hoả tinh. MRO có thể nhìn thấy vật thể tương đương một chiếc bàn ăn''.
Điều đó có nghĩa MRO có thể thấy những thứ chẳng hạn như một dòng suối nước nóng nhỏ chảy ra từ mặt đất, nếu dòng suối đó tồn tại. Tàu cũng có thể nhìn thấy những vật thể chẳng hạn các khối đá lớn để cảnh báo cho các con tàu đổ bộ xuống Hoả tinh trong tương lai. Theo NASA, MRO sẽ truyền về trái đất lượng dữ liệu lớn gấp 10 lần dữ liệu của các vệ tinh thám hiểm Hoả tinh trước kia cộng lại.
Mục đích của xứ mạng này là xây dựng bức ảnh chi tiết về sự thay đổi của Hoả tinh trong các thiên niên kỷ qua: liệu đã từng tồn tại các đại dương hoặc các con sông hay không và thời tiết ở đó như thế nào trong quá khứ. MRO cũng sẽ tìm kiếm địa điểm hạ cánh cho các robot tự hành trong tương lai.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Tàu vũ trụ Venus Express của châu Âu đã bay vào quỹ đạo chung quanh sao Kim, hành tinh gần nhất với trái đất của chúng ta sau một hành trình kéo dài năm tháng.
Các nhà thiên văn đã khám phá ra hành tinh thứ 7 trong hệ mặt trời - Sao Thiên vương - có một vành đai màu xanh lơ, vành đai thứ hai duy nhất được tìm thấy trong thái dương hệ.
Tàu vũ trụ TMA 8 của Nga chở theo hai phi hành gia Trạm không gian quốc tế (ISS) và phi hành gia đầu tiên đi vào vũ trụ của Brazil đã hạ cánh an toàn tại phía bắc Kazakhstan sáng sớm 9.4, vài giờ sau khi tách khỏi ISS.
Các nhà vật lý thiên văn Mỹ đã lần đầu tiên đo đạc hoạt động của các lỗ đen và khẳng định rằng đây là những “động cơ” hiệu quả và sinh thái nhất của vũ trụ.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++