Trong tháng 12 này ngoài bức ảnh ấn tượng về sự kiện sao băng chòm Song tử các nhà thiên văn còn mang lại cho chúng ta những bức ảnh vũ trụ đẹp và có ý nghĩa về khoa học.
Ảnh 1.Giống một mũi giáo bạc từ Thiên đường vệt sáng sao băng chòm Song tử xuyên thấu bầu trời đêm của sa mạc Mojavem tiểu bang California (Mỹ).
Chòm Song tử ở thấp hơn những sao băng khác và tạo ra một cánh cung dài tuyệt đẹp bắc qua bầu trời. Cánh cung này có thể được sinh ra từ mảnh vụn của những sao chổi không hoạt động gồm đá mặt trời cứng và cháy khá lâu trong bầu khí quyển Trái đất.
Ảnh 2.Bức tranh về chòm sao mới có tên R136 trông giống một vòng hoa lễ hội. Khí màu đỏ (hydro) và màu xanh (oxy) cuộn quanh những “viên kim cương” xanh mà thực ra là những ngôi sao lớn hơn Mặt trời 100 lần.
Ảnh 3.Vệ tinh Iapetus của sao Thổ có 2 mặt khác biệt một mặt tối hơn mặt kia mà theo các nhà thiên văn đó là do sự liên kết của băng di cư và bụi đỏ thẫm.
Hai nghiên cứu gần đây đề xuất một cơ chế ẩn sau hai mặt của Iapetus. Ban đầu bụi có nguồn gốc từ một mặt trăng khác hoặc từ một vành đai mới phát hiện của sao Thổ đã làm một mặt của sao Thổ sẫm lại khiến nó hấp thụ nhiều ánh sáng và nhiệt độ làm bốc hơi băng gần xích đạo.
Băng bốc hơi tích tự ở những nơi lạnh hơn như cực và bán cầu còn lại. Ngược lại việc mất băng khiến cho mặt này thậm chí tối hơn tạo ra diện mạo cực kì tương phản của hai bán cầu.
Ảnh 4.Bức ảnh mới sắc nét của tinh vân Flame nằm trong số những bức ảnh đầu tiên được VISTA – Kính thiên văn quan sát ánh sáng và hồng ngoại công bố. Kính thiên văn này bắt đầu vận hành trong tuần này.
Đặt tại Đài quan sát Nam Âu ở Cerro Paranal ở Chi Lê VISTA hiện là kính thiên văn lớn nhất thế giới chuyên dùng để vẽ bản đồ bầu trời.
Camera nặng 3 tấn của kính thiên văn ghi nhận ánh sáng hồng ngoại nhờ vậy VISTA có thể xuyên thấu các đám mây bụi mờ đục để ghi hình các ngôi sao đang hình thành cũng như những vật thể quá lạnh hoặc ở khoảng cách quá xa khiến ánh sáng của nó không chạm đến Trái đất.
Ảnh 5.Mỗi đốm bụi trong bức tranh ghép mảnh mô tả những đĩa mây dày đặc khí và bụi xoay quanh những ngôi sao mới hình thành trong tinh vân Orion. Đây là những đĩa mây chưa từng được thấy trước đây.
Orion là tinh vân có thể nhìn thấy bằng mắt thường bởi vì những ngôi sao của nó đủ lớn để đốt nóng và làm sáng đám mây khí bụi vây xung quanh. 30 trong số 42 đĩa mây được Kính thiên văn Hubble phát hiện trong cuộc khảo sát kéo dài trong nhiều năm tinh vân nổi tiếng này.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Mới đây hai nhà nghiên cứu núi lửa thuộc Viện Địa vật lý của trường Đại học bách khoa quốc gia Ecuador đã công bố phát hiện 5 ngọn núi lửa tại dãy núi Andes thuộc địa phận quốc gia Nam Mỹ này.
Ngày 14/12, nghiên cứu các tấm ảnh từ kính thiên văn vũ trụ Hubble, các nhà thiên văn Mỹ và quốc tế đã phát hiện các hệ hành tinh đang hình thành trong vũ trụ, cách Trái Đất khoảng 1.500 năm ánh sáng.
Các nhà khoa học tuyên bố kính thiên văn Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE) của NASA cho phép nhìn thấy các ngôi sao gần kề với hệ mặt trời, mà trước đây “tàng hình” với chúng ta.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++