Một ngôi sao băng đã phát nổ rực rỡ trên bầu trời ở Nam Phi, nhưng các chuyên gia chưa thể xác định vị khách đến từ ngoài vũ trụ này đã hạ cánh tại đâu.
Ngôi sao phát nổ giữa bầu trời đêm. Ảnh: News.
Hiện tượng thiên văn hiếm có này đã được một camera giao thông ghi lại và được nhiều người dân địa phương chứng kiến hôm 21/11.
Hình ảnh video cho thấy xe cộ đang đi lại đông đúc trên một con đường gần thành phố Johannesburg thì một ngôi sao băng bỗng dưng xuất hiện trên bầu trời đêm. Ngôi sao ban đầu có màu xanh sáng rực rồi bỗng dưng nổ tung ở đường chân trời, biến thành quả cầu lửa màu cam rực rỡ.
Một nhân chứng nói với The Sun: "Chúng tôi nhìn thấy quả cầu lửa màu xanh khổng lồ. Nó giống như hiện ra thình lình từ phía chân trời".
"Rồi ánh sáng vụt lóe lên, kéo theo một vụ nổ rực rỡ khiến bầu trời sáng rực như ban ngày".
Claire Flanagan, một chuyên gia tại Cung thiên văn Johannesburg, cho biết sao băng thường đáp xuống mặt đất nhưng ít người nhìn thấy.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Các nhà khoa học Mỹ khẳng định dấu vết tìm thấy ở mẫu vật ALH84001 là hóa thạch siêu nhỏ, chứng minh sự sống có thể du hành khắp vũ trụ trên những "phi thuyền" là các tảng thiên thạch.
Các nhà du hành vũ trụ trên tàu con thoi Atlantis ngày 23/11 đã hoàn thành chuyến đi bộ ra ngoài khoảng không thứ ba và cũng là cuối cùng trong nhiệm vụ lần này trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), bảo dưỡng và lắp đặt thêm các trang thiết bị công nghệ cao.
Sau 15 năm phục vụ trên không gian, hai thiết bị WFPC-2 và Costar - được coi như đôi mắt và kính đeo mắt của viễn vọng kính Hubble - đã được các phi hành gia gỡ ra hồi tháng 5.2009. Chúng được thay thế bằng thiết bị mới mạnh hơn, hiệu quả hơn để nâng cao khả năng quan sát của Hubble.
Cơ quan quản trị hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa xây dựng một website mà ở đó khách truy cập vào sẽ được tham gia trò chơi thú vị có tên gọi "Be A Martian" tạm dịch "Làm công dân sao Hỏa".
Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ngày 23/11 cho biết đã ghi nhận được những va chạm đầu tiên của các chùm proton trong máy gia tốc hạt lớn (LHC).
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++