Quan sát được sự ra đời 100.000 ngôi sao mới

Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA đã quan sát và chứng kiến sự ra đời của khoảng 100.000 ngôi sao mới trong đám tinh vân vũ trụ khổng lồ bao quanh một ngôi sao cách trái đất 10.000 năm ánh sáng.

Bức ảnh gửi về do camera hồng ngoại của kính thiên văn vũ trụ Spitzer cho thấy tinh vân Carina, các nhà khoa học NASA cho rằng các tia bức xạ và gió từ các chùm sao đã nén bụi và khí trong tinh vân thành những ngôi sao mới.

Các camera hồng ngoại của kính thiên văn vũ trụ Spitzer lần đầu tiên đã nhìn xuyên qua các đám mây và chụp được quá trình tạo hình các ngôi sao mới từ các cột bụi thổi đến từ ngôi sao Eta Carinae, ngôi sao lớn nhất trong tinh vân Carina, đại diện NASA cho biết.

Ngôi sao Eta Carinae được sinh ra của tinh vân Carina, một đám mây bụi và khí khổng lồ chạy dài tới 200 năm ánh sáng trong hệ Ngân hà.

Ngôi sao Eta Carinae lớn hơn 100 lần Mặt Trời và là ngôi sao sáng thứ 2 trong bầu trời đêm vũ trụ. Tuy nhiên, các nhà thiên văn dự báo ngôi sao này cũng sẽ sớm chấm dứt tồn tại sau một vụ nổ siêu tân tinh (sao băng) trong vũ trụ.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++