Các nhà thiên văn vừa phát hiện một hành tinh mới, giống Trái đất nhất trong tổng số 155 hành tinhngoài thái dương hệ mà con người dò thấy cho tới nay.
Theo chuyên gia săn tìm hành tinh Geoffrey Marcy thuộc ĐH California, phải mất 150 lần quan sát mới phát hiện ra hành tinh mới nói trên. Có lẽ hành tinh này cấu tạo toàn bằng đá, giống Trái đất, chứ không phải to lớn và đầy khí như phần lớn các hành tinh ngoài Thái dương hệ được phát hiện trong thập kỷ qua. Khối lượng của nó chỉ gấp khối lượng Trái đất 7,5 lần. Trước đó, các hành tinh nhỏ nhất ngoài Thái dương hệ có khối lượng gấp Trái đất ít nhất 15 lần, làm cho chúng giống như Hải vương tinh xa xôi.
Ngoài ra, bề mặt của hành tinh mới không quá nóng để hỗ trợ sự sống, từ 204 tới 371 độ C. Mặc dù Trái đất quay quanh Mặt trời ở khoảng cách chừng 150 triệu km, hành tinh mới chỉ cách ngôi sao Gliese 876 mà nó quay quanh chừng 3,2 triệu km. Gliese 876 nằm trong chòm sao Aquarius, cách Trái đất 15 năm ánh sáng và có khối lượng chỉ bằng 1/3 Trái đất. Hành tinh mới chỉ mất 2 ngày Trái đất là quay hết một vòng quanh Gliese.
Giống như hàng chục các hành tinh khác ngoài Thái dương hệ, các nhà thiên văn phát hiện ra nó bằng cách quan sát sự dao động mà lực hấp dẫn của hành tinh tác động lên ngôi sao Gliese 876. Họ không có bằng chứng trực tiếp về việc hành tinh mới có cấu tạo bằng đá giống Trái đất song khối lượng thấp có nghĩa là hành tinh mới không phải là một hành tinh khí khổng lồ như Mộc tinh.
Cho tới nay, những người săn tìm hành tinh đã dò được ba hành tinh đá khác ngoài Thái dương hệ. Tuy nhiên, cả ba đều quay quanh một ẩn tinh - phần còn lại của một ngôi sao đã nổ tung. Do vậy, đây là hành tinh duy nhất quay quanh một ngôi sao bình thường. Theo Marcy, một nhóm các nhà khoa học đã biết về hành tinh mới này trong ba năm song họ muốn khẳng định nó giống trái đất trước khi công bố rộng rãi.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Các nhà nghiên cứu biết rằng bầu khí quyển của vệ tinh Titan cấu thành từ methane, và phỏng đoán nó được tạo ra do khói bốc lên trên từ những hồ khổng lồ có thành phần hydrocarbon. Họ đã gán cho Titan những sự kiện như các cơn mưa methane lỏng và nhiều loại hiện tượng thời tiết khác.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã tạo ra được các tế bào não trưởng thành trong phòng thí nghiệm bằng một phương pháp kiểm soát đã được kiểm nghiệm trên các tế bào động vật.
Trong nỗ lực nối các hoạt động nghiên cứu vũ trụ của phi đội tàu con thoi, cơ quan nghiên cứu vũ trụ Mỹ NASA đã cải tiến và đưa con tàu con thoi Discovery đến bệ phóng trung tâm vũ trụ Kenedy chuẩn bị cho một chuyến du hành mới. Mời click vào để xem video
Các nhà khoa học New Zealand sẽ tiến hành thăm dò các núi dưới đáy biển nhằm cung cấp thông tin và tăng cường các công cụ kiểm soát để đưa ra các biện pháp đánh bắt cá thích hợp về phương diện môi trường tại những khu vực này.
Tàu vũ trụ buồm mặt trời Cosmos 1 đầu tiên đã không được đưa thành công lên quỹ đạo sau 83 giây người Nga phóng lên nhờ tên lửa đẩy. Nhưng vẫn chưa rõ tàu Cosmos 1 đang ở trên vũ trụ hay rơi xuống Trái đất. Theo một số nhà tài trợ Mỹ có thể vẫn ở quỹ đạo thấp bởi nó gửi về các tín hiệu yếu.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++