Những hình ảnh hoang tàn cho thấy một thế giới đang biến mất

Những hình ảnh này cho thấy những sông băng khổng lồ đang tan chảy khi thế giới ngày càng ấm lên.

Được chụp 106 năm trước, những tảng băng khổng lồ đang dần dần tan chảy và từ từ hóa ra núi.  

Nơi mà đã từng có những tảng băng dày hàng trăm mét, hiện tại là mảnh vụn, trầm tích.  

Trong một số trường hợp, những sông băng cùng nhau biến mất và vùng vùng đất mà chúng từng bao phủ trở thành đồng cỏ, hồ, hay rừng.

 

Liệu những nguyên nhân từ việc nóng lên là do nhữngtiến trình của tự nhiên hay do con người tiếp tục là tranh cãi gay gắt. Nhưng các nhà khoa học cho biết, họ đã đưa ra một hình ảnh của thay đổi khí hậu.

 “Hầu như tất cả các sông băng ở Bắc Cực đang mỏng đi và biến mất, và điều này chỉ có thể là do sự thay đổi về khí hậu”, tiến sỹ Matt Nolan cho biết, ông là một nhà nghiên cứu sông băng tại đại học Alaska.

Rất có ích nếu chúng ta biết được một sông băng đã mất một tỷ tấn băng, nhưng những số lượng này thì rất khó để biết được”.

 “Một cặp hình có thể làm tốt điều này”.

Những sông băng bao phủ vùng rộng lớn của những khu vực địa cực và đỉnh của những ngọn núi từ Bắc Cực đến những vùng có nhiệt độ ôn hòa như cánh đồng cỏ trên sướn nùi Châu Âu và thậm chí nhiệt đới.

 

Tàu thủy chạy bằng hơi nước được chụp đang chạy giữa những tảng băng trôi gần sông băng Muir lần nữa ở Alaska. Cùng điểm đó cách đây bốn năm và băng đã biết mất.

Chúng tạo ra nơi mà tuyết rơi, sau đó tan qua khoảng thời gian hàng ngàn năm, kết lại thành băng và trở nên dày đủ để di chuyển.

Bởi vì sông băng là hồ chứa nước ngọt lớn nhất trên trái đất, vì thế có mối lo ngại ngày càng tăng về việc những sông băng tan ra có thể có những ảnh hưởng lớn lên việc uống nước, nông nghiệp và mức nước biển.

Những bức hình này đều được chụp cùng địa điểm, nhưng cách nhau nhiều năm hay thập kỷ.

Đây là kết quả của công trình khó nhọc của các nhà khoa học ghi lại ảnh hưởng của thay đổi khí hậu.

Tiến sỹ Bruce Molnia, một nhà nghiên cứu địa chất tại Hiệp Hội Địa Lý tại Virginia đã trải qua hàng tháng trời tìm kiếm những bộ hình trong bảo tàng, lưu giữ, và qua những nhà mua bán đồ cổ để có được nhửng tấm hình cũ này.

Đã tìm thấy những tấm hình gốc, nhóm sau đó bắt tay vào việc tìm kiếm điểm nơi mà những người chụp hình đã chụp những năm đó.

Trong nhiều vị trí, những nhà địa chất đã thấy ụ đá hình tháp được xây bởi những người chụp hình đầu tiên. Những điểm khác thì được xác định bằng việc dò tìm, dùng những bản in của những bản gốc.

Các nhà khoa học cũng đã kết hợp thời gian trong năm và thường phải đi bộ vất vả hàng nhiều ngày để tìm kiếm địa điểm chính xác. Kết quả cuối cùng vẫn là giống nhau, một cái nhìn sâu sắc về những ảnh hưởng của việc ấm lên của toàn cầu lên hành tinh của chúng ta.

 

Sông băng Steigletscher ở Thụy Sỹ vào mùa thu 1994, và cùng vị trí 12 năm sau.

 

 

(Theo Thurose (theo Daily Mail) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++