Các nhà khoa học đã vận chuyển 4.000 con giun nhỏ tìm thấy trong đống rác ở Bristol lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS để xem tình trạng không trọng lượng tác động đến chúng ra sao.
Trung tuần tháng 11 vừa qua con tàu vũ trụ con thoi Atlantis xuất phát từ Trung tâm Kennedy đã mang những vị khách hết sức đặc biệt lên Trạm ISS đang bay trên quỹ đạo cách Trái đất 200 dặm: những chú giun bới ra từ đống rác ven đường gần Trường ĐH tại Bristol (Anh).
Giun C. elegans
Các vị khách này nằm trong chương trình nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học do GS Nathaniel Szewczyk Viện Nghiên cứu lâm sàng thuộc Trường ĐH Nottingham đứng đầu. Chẳng là khi được phóng lên và làm việc trong không gian vũ trụ các nhà du hành đều bị bệnh teo cơ. Các bắp thịt của họ nhỏ lại gân cốt suy yếu. Khi trở về Trái đất phải điều trị và tập luyện một thời gian họ mới có thể đi lại và vận động được bình thường. Muốn tìm hiểu cơ chế của hiện tượng teo cơ này các chú giun được gửi lên vũ trụ.
Những con giun sống trên Trạm ISS sẽ trải qua tình trạng không trọng lượng được coi là nguyên nhân làm teo cơ của các nhà du hành.
Nhóm các nhà khoa học của GS Nathaniel Szewczyk sẽ khảo sát những dấu hiệu thể hiện sự phân hủy protein của cơ bắp. Việc của họ là tập trung vào loài giun nhỏ Caenorhabditis elegans (C. elegans) sống rất phổ biến trong rác rưởi. Chúng là những vật thế mạng rất hoàn hảo để nghiên cứu sự thay đổi lâu dài về sinh lý học ở con người vì bản thân chúng phải chịu đựng tình trạng bị teo cơ trong cùng điều kiện giống như con người.
Nhưng teo cơ không chỉ xảy ra ở các nhà du hành vũ trụ mà còn ở những người bị loạn dưỡng cơ bắp (dystrophy) và tiểu đường những người bị liệt do ngã và người già.
Tàu con thoi Atlantis đưa giun lên Trạm không gian ISS.
Theo chương trình nghiên cứu Giáo sư Szewczyk sẽ điều trị một số giun khi sống trong tình trạng không trọng lượng bằng chất gọi là RNAi hy vọng sẽ giảm được sự teo cơ thường gặp. Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ biết được những điều mà không thể tạo ra được trên Trái đất. Nếu hiểu được cách phản ứng của cơ thể trong vũ trụ nơi cách Trái đất 200 dặm chúng tôi sẽ mô phỏng để nghiên cứu hiện tượng này trên Trái đất”.
Giun được lựa chọn cẩn thận và đưa vào trạng thái ngủ trong cuộc du hành. Chúng được bỏ các túi nuôi tế bào đặc biệt và khi tỉnh lại mới được cho ăn.
Chúng được sống trong điều kiện vũ trụ trong 4 ngày sau đó được làm đông lạnh để quay trở về Trái đất. Trở về Phòng thí nghiệm ở Trường ĐH Nottingham chúng trở thành đối tượng nghiên cứu rất quý.
Giun C.elegans thực ra đã được phóng lên một lần theo tàu con thoi Columbia năm 2003 nhưng tàu này bị trục trặc kỹ thuật và bốc cháy. Toàn bộ phi hành đoàn bị chết. Nhưng thật may mắn là được bỏ vào trong những chiếc đĩa thủy tinh và đặt trong hộp nhôm những con giun đã sống sót xuống được mặt đất và vài tuần sau thảm họa của tàu Columbia chúng mới phục hồi và vì chưa lên vũ trụ nên chưa bị teo cơ.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Năm 2009 sẽ được ghi nhớ như một năm mà lần đầu tiên con người tìm thấy sự hiện diện của nước ngay trên Mặt Trăng. Nhưng một câu hỏi được đặt ra, nước trên Mặt Trăng đến từ đâu?
Sáng qua 18-11, mưa sao băng Leonids đã xuất hiện đúng như dự báo. Tuy nhiên do thời tiết xấu, nhiều nơi tại Việt Nam đã không thể quan sát được hiện tượng thiên văn kỳ thú này.
Thông điệp của bạn sẽ được gửi đến các nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi có những chiến lược mới về một tương lai hạn chế carbon và đảm bảo cho sự bền vững của môi trường cũng như nền kinh tế toàn cầu.
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++