Các nhà thiên văn vừa phát hiện một hành tinh mới, giống Trái đất nhất trong tổng số 155 hành tinhngoài thái dương hệ mà con người dò thấy cho tới nay.
Các nhà nghiên cứu biết rằng bầu khí quyển của vệ tinh Titan cấu thành từ methane, và phỏng đoán nó được tạo ra do khói bốc lên trên từ những hồ khổng lồ có thành phần hydrocarbon. Họ đã gán cho Titan những sự kiện như các cơn mưa methane lỏng và nhiều loại hiện tượng thời tiết khác.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ đã tạo ra được các tế bào não trưởng thành trong phòng thí nghiệm bằng một phương pháp kiểm soát đã được kiểm nghiệm trên các tế bào động vật.
Trong nỗ lực nối các hoạt động nghiên cứu vũ trụ của phi đội tàu con thoi, cơ quan nghiên cứu vũ trụ Mỹ NASA đã cải tiến và đưa con tàu con thoi Discovery đến bệ phóng trung tâm vũ trụ Kenedy chuẩn bị cho một chuyến du hành mới. Mời click vào để xem video
Các nhà khoa học New Zealand sẽ tiến hành thăm dò các núi dưới đáy biển nhằm cung cấp thông tin và tăng cường các công cụ kiểm soát để đưa ra các biện pháp đánh bắt cá thích hợp về phương diện môi trường tại những khu vực này.
Tàu vũ trụ buồm mặt trời Cosmos 1 đầu tiên đã không được đưa thành công lên quỹ đạo sau 83 giây người Nga phóng lên nhờ tên lửa đẩy. Nhưng vẫn chưa rõ tàu Cosmos 1 đang ở trên vũ trụ hay rơi xuống Trái đất. Theo một số nhà tài trợ Mỹ có thể vẫn ở quỹ đạo thấp bởi nó gửi về các tín hiệu yếu.
Trung Quốc và Pháp đang lập kế hoạch xây dựng hệ thống định vị nhờ vệ tinh nhằm theo dõi khả năng lan truyền của các virus như SARS qua bầu khí quyển. Viện Pasteur tại Thượng Hải chuyên nghiên cứu về y sinh học, sẽ thực hiện công việc chính cho dự án. Viện này lập kế hoạch phối hợp với các viện khác và cơ quan chính phủ Trung Quốc để thiết lập mạng lưới giám sát đầu tiên, gồm Bộ nông nghiệp và Trung tâm ứng dụng tài nguyên vệ tinh.
Kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA đã quan sát và chứng kiến sự ra đời của khoảng 100.000 ngôi sao mới trong đám tinh vân vũ trụ khổng lồ bao quanh một ngôi sao cách trái đất 10.000 năm ánh sáng.
Sau chuyến đi kéo dài 173 ngày và 431 triệu km, vào lúc 13giờ 7 phút (giờ Hà Nội, ngày 3.7) phi thuyền Deep Impact của Mỹ đã phóng thành công một viên đạn đồng khổng lồ về hướng sao chổi Tempel 1. Đây là một thí nghiệm độc nhất vô nhị nhằm nghiên cứu cấu trúc của sao chổi này.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ sẽ tiến hành một vụ nổ nhằm tạo ra một lỗ hổng có kích thước bằng một sân vận động trên bề mặt sao Chổi, cho phép các nhà thiên văn học có thể lần đầu tiên quan sát phía bên trong của một thiên thể.