NASA nghiên cứu cấu tạo bên trong sao Chổi

Ngày 26.6, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ sẽ tiến hành một vụ nổ nhằm tạo ra một lỗ hổng có kích thước bằng một sân vận động trên bề mặt sao Chổi, cho phép các nhà thiên văn học có thể lần đầu tiên quan sát phía bên trong của một thiên thể.

Dự kiến kế hoạch trên sẽ được tiến hành vào ngày 4.7 tới, khi tàu vũ trụ Deep Impact sẽ bắn một "viên đạn" thăm dò có kích thước bằng một thùng đựng rượu lên sao Chổi Tempel 1 ở cách xa Trái Đất khoảng 130 triệu km.

Các chuyên gia NASA hy vọng, vụ nổ này có thể tạo ra một cái hố trên bề mặt sao Chổi Tempel 1, đủ rộng để lộ ra phần bên trong của sao Chổi. Tàu Deep Impact được trang bị máy quay có độ phân giải cao sẽ chỉ có dưới 15 phút để ghi lại hình ảnh vụ nổ và một phần ''nội thất'' của sao Chổi, trước khi bị cơn mưa các mảnh vụn bao phủ.

NASA cho biết một hệ thống các đài quan sát trên vũ trụ bao gồm nhiều kính thiên văn cùng với các kính thiên văn ở dưới Mặt Đất sẽ phối hợp để ghi lại khoảnh khắc xảy ra vụ va chạm trên, cũng như hình ảnh cái hố được tạo thành sau vụ nổ.

Dự kiến, chi phí của dự án này lên tới 333 triệu USD và nếu thành công, Deep Impact sẽ là con tàu vũ trụ đầu tiên tiếp xúc được bề mặt của sao Chổi.

Được phát hiện vào năm 1867, sao Chổi Tempel 1 có kích thước bằng thành phố Manháttan của Mỹ (khoảng 28 km2), quay quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình êlíp với chu kỳ ngắn và có thể nhìn thấy 6 năm một lần.

Sao Chổi là một khối đóng băng gồm băng, đá, bụi, tức là những sản phẩm còn lại sau quá trình hình thành Mặt Trời cách đây 4,5 tỷ năm.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++