Trung tâm nghiên cứu vũ trụ NASA (Mỹ) vừa được Quốc hội Mỹ phê chuẩn một dự luật tìm kiếm các tiểu hành tinh nhỏ đe doạ Trái đất. Những tiểu hành tinh này có kích thước tối thiểu là 140m. Dự luật này đang chờ chữ ký phê chuẩn của Tổng thống Bush. Dự luật này sẽ không được cung cấp tiền, nhưng kính thiên văn khảo sát thì luôn sẵn sàng phục vụ cho việc nghiên cứu.
Tìm kiếm tiểu hành tinh là một phần của dự luật uỷ quyền cho NASA tiến hành các hoạt động nghiên cứu trong hai năm 2007 và 2008. Sau khi dự luật được ký, NASA sẽ có một năm để vạch kế hoạch nhằm xác định 90% các tiểu hành tinh có tiềm năng đe doạ Trái đất trong vòng 15 năm tới. Quốc hội Mỹ, vào năm 1998, đã buộc NASA bắt đầu mở chiến dịch mà NASA hiện đang làm - săn tìm các tiểu hành tinh nguy hiểm, có kích thước trên 1km.
Đầu thập niên 90 thế kỷ XX, mục tiêu mà các chuyên gia săn tìm tiểu hành tinh đã đặt ra là xác định các tiểu hành tinh có kích thước 1km hoặc nhỏ hơn bởi nghĩ có thể phát hiện ra hầu hết những tiểu hành tinh đó.
“Tuy nhiên, với tốc độ khám phá như hiện nay, NASA sẽ không hoàn thành được mục tiêu này. Cho tới hôm thứ 4 (21.12.2005), các nhà thiên văn học đã thu thập được 818 tiểu hành tinh có nguy cơ đe doạ Trái đất cao”, Don Yeomans - một nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực ở Pasadena, Caliornia, Hoa Kỳ nói. Với mục tiêu phát hiện 90% trên tổng số khoảng 1100 các tiểu hành tinh vào năm 2008 đồng nghĩa với việc NASA phải xác định thêm khoảng 272 tiểu hành tinh nữa.
Nhưng vào năm 2003, Tiểu ban nghiên cứu tiểu hành tinh đã đưa ra kết luận: các vụ va chạm ở mức huỷ diệt, do những tiểu hành tinh lớn gây ra rất hiếm, chỉ chiếm 30% tổng nguy cơ mà tiểu hành tinh nói chung gây ra đối với con người trong một thời kỳ dài. Những vụ va chạm nhỏ hơn có nguy cơ lớn hơn do chúng phổ biến hơn nhiều.
Nguy cơ lớn nhất, khoảng 53%, đến từ những cơn sóng thần do những tiểu hành tinh có kích cỡ dưới 1km va chạm với đáy biển. 17% còn lại là những vụ va chạm trên đất liền.
Sau khi cân nhắc những nguy cơ và khó khăn trong quá trình săn tìm các thiên thể nhỏ, Tiểu ban xác định cần phải tìm các tiểu hành tinh có kích cỡ ít nhất là 140m, do chúng chiếm 90% nguy cơ thảm họa tiềm năng. Tuy nhiên, giới hạn này vẫn lớn hơn nhiều so với kích cỡ của tiểu hành tinh lớn nhất đã lao vào Trái đất trong lịch sử gần đây. Một thiên thể 60m đã san bằng hàng nghìn kilomet rừng khi nó nổ tung ở vùng Tunguska, Siberia năm 1908.
Việc theo dõi các thiên thể nhỏ hơn và mờ nhạt hơn đòi hỏi phải dùng tới các kính thiên văn khảo sát thế hệ mới. Pan-Starrs - một dãy gồm 4 kính thiên văn có đường kính 1,8m, sẽ là sự lựa chọn số một. Hiện, loại kính này đang được chế tạo tại trường ĐH Hawaii, do Lầu Năm Góc tài trợ.
Bộ ngắm của mỗi kính sẽ có độ phân giải là 1,4 tỷ pixel, làm cho chúng trở thành những chiếc camera kỹ thuật số lớn nhất thế giới. Chiếc kính thiên văn đầu tiên sẽ được thử nghiệm vào đầu năm 2006.
Một công cụ nữa để săn tìm tiểu hành tinh và khảo sát bầu trời là Kính thiên văn khảo sát Large Synoptic. Dự kiến, loại kính này sẽ được hoàn tất vào năm 2012 dưới sự tài trợ của Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ.
''Chúng ta cần áp lực từ trên xuống để săn tìm những tiểu hành tinh nhỏ hơn nữa'', Don Yeomans nói. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, mục tiêu săn tìm những tiểu hành tinh có kích thước tối thiểu là 140m do Quốc hội đặt ra sẽ khó đạt được, bởi Pan-Starrs được thiết kế để phát hiện những vật thể có đường kính 300m.
Brian Marsden, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hành tinh nhỏ (Trung tâm Vật lý thiên thể Harvard-Smithsonian), cho biết, Pan-Starrs sẽ chỉ khảo sát một phần bầu trời với tần suất 4 ngày/lần, đồng nghĩa với việc nó sẽ dễ dàng bỏ qua những thiên thể di chuyển nhanh khi chúng ở gần Trái đất nhất. Hơn nữa, những tiểu hành tinh nhỏ hơn đó thường được theo dõi bởi các nhà thiên văn học nghiệp dư, những người luôn theo dõi sự di chuyển của chúng xung quanh dường quỹ đạo.
Theo một nghiên cứu mới, điểm cực từ Bắc của Trái Đất đang bị dịch về phía nước Nga khoảng 60 km mỗi năm do sự thay đổi trong lõi hành tinh gây ra.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố bức ảnh cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bán cầu bắc của Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Phát hiện cho thấy sự sống có thể phát triển trên vệ tinh này.
Sự quan sát các hành tinh và mặt trăng của chúng, có thể giúp con người tìm ra nơi định cư mới như Pandora trong phim bom tấn Avatar được công chiếu thời gian gần đây.
Rạng sáng 17.11.2009, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng tàu vũ trụ Atlantis mang theo một số trang thiết bị và phụ tùng thiết yếu lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) nhằm giúp ISS tồn tại thêm nhiều năm sau khi các tàu con thoi ngừng hoạt động vào năm tới.
Một thiên thạch có đường kính 12cm đã lao xuống Mặt trăng, tạo ra hố rộng 3m và sâu 0,4m. Vụ va chạm này được ghi nhận vào ngày 7.11 và vừa được nhóm Môi trường vũ trụ thuộc Trung tâm bay Marshall - NASA, công bố.
Các nhà thiên văn học hôm qua cho biết, họ vừa phát hiện hành tinh giống Trái đất nhỏ nhất chưa từng được khám phá bên ngoài Hệ mặt trời, làm tăng thêm hy vọng rằng có sự sống ở đâu đó trong dải Ngân hà.
Sử dụng kính thiên văn vũ trụ Chandra quan sát bằng tia X quang, các nhà thiên văn Mỹ đã phát hiện một đường hầm chứa các tia X năng lượng cao nằm trong dải thiên hà cách Trái Đất một tỷ năm ánh sáng.
Các nhà khoa học tại trường ĐH Bristol (Anh) đang thử nghiệm một loại vật liệu có khả năng giúp các con tàu vũ trụ tự hàn gắn những lỗ thủng và những chỗ rò rỉ. Công trình chế tạo loại vật liệu vỏ tàu tự vá này nằm trong dự án của Cơ qua Vũ trụ châu Âu (ESA).
tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung. tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++