Hành tinh đỏ đã từng có một đại dương khổng lồ bao phủ

Các khoa học gia tin rằng đã từng có một đại dương mênh mông bao phủ 1/3 diện tích Hỏa tinh. Viễn cảnh gây ngạc nghiên như thế đã là tăng cơ hội cho quan điểm cho rằng sự sống từng tồn tại trên Sao Hỏa, hành tinh thứ 4 trong hệ mặt trời.

Các nhà văn và nghệ sỹ từng nghĩ rằng sao Hỏa có thể là một hành tinh tươi tốt với một cộng đồng sống ở đó. Hình ảnh chụp về từ Viking 1 năm 1976 đã nhanh chóng xua tan quan điểm đó.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận đó sau khi sử dụng phần mềm mới để phân tích các hình ảnh về bề mặt sao Hỏa. Kết quả là họ đã tìm ra hàng tá các thung lũng để thiết lập nên một bản đồ chi tiết nhất hiện nay.

Các thung lũng được đánh dấu vào năm 1971 do mạng lưới sông dày đặc gấp 2 lần so với bản đồ lập trước đây tạo ra. Các kênh dẫn nước nằm trong vành đai giữa xích đạo và vĩ độ trung nam.

 Các chuyên gia từ Đại học Bắc Illnois và NASA tin là họ đã đánh dấu dòng chảy của các con sông đã từng chảy từ vùng cao nguyên phía nam của hành tinh này ra đại dương khổng lồ ở phía bắc.

Bằng chứng cho thấy cách đây hàng triệu năm, nhiều vùng của sao Hỏa có kiểu khí hậu lục địa khô tương tự như những vùng khô nóng trên trái đất.

Mưa có thể đã rơi đều tạo nên dòng sông và ngưng tụ thành lòng chảo đại dương. Thời kỳ đầu ẩm ướt trong lịch sử của hành tinh này có lẽ mang lại cơ hội rất lớn cho sự sống.

 

Vùng màu xanh dương là nơi đại dương từng ngự trị. Vàng,  đỏ và xanh lá cây là nơi các nhà khoa học tìm thấy các thung lũng. Họ tin là các thung lũng do dòng nước chảy từ phía nam hướng về đại dương bắc gây ra

Cho đến nay chỉ có bản đồ địa cầu của mạng lưới thung lũng đã từng tồn tại Hỏa tinh vẫn chưa hoàn thành và vẫn còn vẽ bằng tay nhờ các hình ảnh chụp từ vệ tinh.

Điều này có nghĩa là mạng lưới thung lũng trên Hỏa tinh thưa thớt hơn nhiều so với trái đất làm nảy sinh nghi ngờ rằng chứng có thể được tạo ra do sự xói mòn của các dòng sông.

Một giải thích khác được biết là “đào nước ngầm” nghĩa là nước chảy hoặc rỉ ra khỏi mặt đất làm xói mòn các kênh dẫn nước.

Bản đồ mới này được tạo bởi phân tích dữ liệu vệ tinh được máy tính hóa cho thấy rằng một số vùng trên sao Hỏa có mạng lưới thung lũng gần như dày đặc như trên trái đất.

“Giờ thì thật là khó để tranh cãi với quan điểm cho rằng sự xói mòn dòng chảy là cơ chế chủ đạo của mạng lưới thung lũng của Hỏa tinh,” người dẫn đầu nghiên cứu, giáo sư Wei Luo từ Đại học Bắc Illinois nói.

Các đường vành đai của mạng lưới thung lũng có thể được giải thích thấu đáo nhất nếu có một đại dương lớn ở phía bắc, các nhà khoa học viết trên tạp chí Geophysical Research – Planets.

Bề mặt Hỏa tinh được đặc trưng bởi những vùng đất thấp trũng nằm hầu như ở bán cầu bắc, phần cao nguyên chủ yếu ở phía nam.

Một đại dương lớn có thể đã từng bao phủ nhiều vùng phía bắc của hành tinh nơi những vùng đất thấp trũng tồn tại ngày nay.

Các đặc điểm tương tự như những thung lũng sông khô trên sao Hỏa là chủ đề tranh cãi nóng hổi trong giới khoa học từ khi Hành tinh Đỏ được tàu Mariner 9 phát hiện vào năm 1971.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, phạm vi của các mạng lưới thung lũng cho đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức.

Giáo sư Luo nói thêm: “Một đại dương duy nhất ở bán cầu bắc sẽ giúp giải thích tại sao lại có dưới hạn nam xuất hiện của mạng lưới thung lũng.”

“Các vùng cực nam của sao Hỏa, nằm ở xa nhất tính từ vị trí chứa nước, có thể có lượng mưa thấp nên không có thung lũng nào xuất hiện. Điều này có thể giúp giải thích vì sao các thung lũng lại trở nên cạn dần từ bắc vào nam.”

Hỏa tinh ngày nay là một nơi cực lạnh, khô khan, các dòng sông cũng như biển đã biến mất từ lâu. Khí quyển hành tinh mỏng manh và thưa thớt và nếu vi khuẩn vẫn còn tồn tại thì có lẽ cũng đang thoi thóp kéo dài sự sống nghèo nàn của của chúng ở một nơi nào đó dưới lớp đất bụi của hành tinh này.

(Theo Mike (Daily Mail) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++